221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1225899
Không cho nhập khẩu nhiều loại nội tạng động vật
1
Article
null
Không cho nhập khẩu nhiều loại nội tạng động vật
,

 – Các công ty không được phép nhập khẩu sản phẩm pín và nội tạng động vật để làm thực phẩm cho con người, trừ tim, gan, thận nếu được kiểm dịch nhập khẩu trên cơ sở đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y. 

Nội dung trên vừa được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) và Trung tâm Thú y vùng VI công bố sáng 23/7 tại TP.HCM, sau khi phát hiện hàng loạt lô hàng thịt đông lạnh (đùi, cánh gà) và nội tặng động vật (tim gan, mật, pín…) bị nhiễm vi sinh và không ghi rõ hạn sử dụng.

Vắng bóng thực phẩm của Vinafood 

Ghi nhận của VietNamNet ngày 23/7 cho thấy, các loại thực phẩm của Công ty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam (Vinafood) gần như vắng bóng hoàn toàn trong các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn TP.HCM.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phân phối đều khẳng định rằng, họ không lấy thịt của Vinafood.

Thông tin từ Co-op Mart cho biết, từ sau tết, siêu thị này không còn bán các sản phẩm của Vinafood. Nguyên nhân được bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng giám đốc Saigon Co-op, cho biết là do hai bên không thể thỏa thuận được giá cả và lượng hàng bán ra thời điểm đó không mấy khả quan.

Trước khi xảy ra sự cố, nhiều siêu thị tại TP.HCM cũng chưa từng bán sản phẩm của Vinafood. (Ảnh: Ca Hảo)

Trước khi xảy ra sự cố, nhiều siêu thị tại TP.HCM cũng chưa từng bán sản phẩm của Vinafood. (Ảnh: Ca Hảo)

Tại Big C, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc đối ngoại cho biết, hệ thống siêu thị này chưa từng bán sản phẩm nào của Vinafood. Nguyên nhân theo bà Trang là do sản phẩm của Vinafood chưa đáp ứng những điều kiện của hệ thống siêu thị này.

Ở các siêu thị khác như Maximart, Hà Nội, Citi Mart… thực phẩm đông lạnh và tươi sống của Vinafood cũng “bặt vô âm tín”. Khi được hỏi, nhân viên của các siêu thị đều lắc đầu không biết và quản lý thì khẳng định không bán.

Theo quan sát của phóng viên VietNamNet, các sạp bán thịt gà, heo ngoài chợ hiện đã thay đổi cách bán. Trên khay thịt đã được người bán rã đông và tẩm ướp gia vị sẵn cho khách chọn, thay vì để trong bao bì như mấy hôm trước đây.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, chủ sạp thịt heo tại chợ Thị Nghè, cho biết, thịt bán tại các chợ chủ yếu lấy từ các lò mổ trong thành phố. Tuy nhiên, các nhà sản xuất và chế biến thực phẩm lại thường xuyên lấy hàng đông lạnh với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn tấn thịt đông lạnh mỗi tháng.

Theo bà Ngọc, thịt đông lạnh nhập khẩu được phân phối ra thị trường qua hai ngả: công ty sản xuất chế biến thực phẩm và các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, sạp chợ… Tuy nhiên, kết quả cuối cùng thì phải chờ cơ quan chức năng xác định.  

Xử lý ra sao?

Với những lô hàng đã nhập nhưng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Y tế sẽ phải tái xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc sẽ phải tiêu hủy.

Riêng với những lô hàng đã được kiểm dịch xuất khẩu (tại cửa khẩu của nước xuất khẩu) đang trên đường về Việt Nam, nếu không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, sẽ tiếp tục được chiếu xạ và xét nghiệm lại. Những sản phẩm này cũng sẽ phải dán nhãn “sản phẩm đã được chiếu xạ”.

Quy định tréo ngoe giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm dịch có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. (Ảnh: CTV)

Quy định khác nhau giữa các cơ quan chức năng trong việc kiểm dịch có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. (Ảnh: CTV)

Theo các doanh nghiệp, việc quản lý các loại thực phẩm nhập khẩu, chủ yếu là các loại thịt, nội tạng động vật vẫn còn quá nhiều bất cập.

Chẳng hạn như việc Sở Y tế TP.HCM cấm sử dụng thực phẩm chiếu xạ, trong khi Cục Thú y quy định thực phẩm này vẫn được phép lưu hành (nhưng phải được dán nhãn là đã qua chiếu xạ).

Hay việc cơ quan thú y lấy mẫu kiểm tra tại cảng rất dễ làm sản phẩm của họ nhiễm khuẩn và nhiều tiêu chuẩn của Việt Nam lại khác với bên xuất khẩu.

Bên cạnh đó, phí tái xuất các lô hàng không đạt chuẩn rất lớn, trong khi doanh nghiệp đã tiến hành thanh toán trước khi đưa hàng về… Chi phí tiêu hủy cũng không hề nhỏ.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Trung tâm vùng VI cho biết, chi phí để tiêu hủy 1kg cánh gà hiện nay là 7.000 đồng, còn nếu sử dụng phương pháp chiếu xạ cũng phải mất 2.000 đồng.

Hiện nhiều lô hàng thịt nhập, phía xuất khẩu chỉ ghi ngày sản xuất chứ không quy định rõ thời hạn sử dụng, nên ngành thú y phải áp dụng những hàng hóa này chỉ được phép sử dụng trong thời hạn từ 12 - 18 tháng.

  • Ca Hảo - Quỳnh Chi

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng đông lạnh tại TP. HCM đã tỏ ra bức xúc trước quy định trên.

Đại diện công ty Giang Hà, quận Tân Bình cho biết: “Trước khi quy định trên được đưa ra, công ty đã ký hợp đồng và đặt cọc tiền để nhập khẩu một số lượng lớn mề gà. Một lô hàng mề gà đã về đến cảng chưa lấy ra được. Cơ quan Thú y cần tạo điều kiện để doanh nghiệp có thời gian giải quyết số mề gà đã nhập về, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng”.

Đại diện công ty Lộc Thịnh Phát, quận Bình Tân, cũng cho hay: “Công ty chúng tôi có lô cánh gà nhập khẩu không đạt vi sinh. Lô hàng trên đã được đưa ra thị trường sau khi chiếu xạ theo quy định. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì hàng của chúng tôi bị cơ quan Thú y ách lại, đã vài ngày vẫn chưa có trả lời”.

Công ty Coximex đề nghị cơ quan Thú y cần phải thành lập một phòng xét nghiệm có tầm cỡ quốc tế để giải quyết khi xảy ra tranh chấp trong việc tái xuất hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế Việt Nam quy định.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc cơ quan Thú Y vùng 6 cho biết, những kiến nghị của đại diện các doanh nghiệp đã được ghi nhận. Các vấn đề phức tạp, khó xử lý sẽ được cơ quan Thú y hội ý để đưa ra phương án giải quyết.

  • Thanh Huyền

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,