Nhu cầu mua bánh trung thu tăng từ 3-5 lần vào ngày cuối tuần, mùng 1 âm lịch khiến nhiều điểm bán cháy hàng. Các hãng bánh lớn phải vội vàng nâng sản lượng, tăng ca sản xuất. Khan hàng
Một số nhà phân phối lớn cho rằng tình trạng khan hàng kể trên không phải sốt ảo mà cái chính là các hãng đang ưu tiên phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp đặt hàng trước với các đơn hàng lớn - Ảnh: N.N
Sang cửa hàng kế bên tình hình cũng tương tự. “Các cửa hàng đều nói nhu cầu mua biếu và ăn sớm của người tiêu dùng đang gia tăng đột biến nên vào những ngày cuối tuần thường xảy ra “cháy” hàng” – chị Hà Lê kể và cho hay, cuối cùng chị đành phải từ bỏ ý định mua bánh thắp hương ban đầu.
Không riêng các cửa hàng bên Gia Lâm, ngay tại phố bánh trung thu trên đường Bà Triệu, mặc dù bánh trong các kệ trông không thiếu và vỏ hộp vẫn được bày biện chất ngất, nhưng nhân viên quầy Kinh Đô, số 54B vẫn phản ảnh hiện tại khá khan hàng. Việc gọi hãng cung cấp bổ sung các loại bánh bán chạy là không dễ dàng.
Thu Huyền, nhân viên cửa hàng của Kinh Đô số 200 Thái Hà cũng cho hay, sức mua những ngày rằm, mùng 1 và các ngày cuối tuần gần đây trung bình tăng gấp 3-5 lần ngày thường. Riêng ngày mùng 1 âm lịch vừa qua, doanh thu của điểm này đạt 100 triệu đồng, trong đó chiếm 80% là bánh lẻ.
Sức mua tăng “bất ngờ”
Dù đồng loạt tăng sản lượng trong giai đoạn cận kề Tết trung thu - khi mà nhiều loại nguyên liệu như hạt sen, đường kính khan hiếm nhưng các nhà sản xuất lớn đều khẳng định chất lượng và giá cả bánh trung thu sẽ không thay đổi - (Ảnh do Hanobaco cung cấp) |
Diễn biến tích cực, nằm ngoài dự đoán trên thị trường bán lẻ khiến ông Trần Quốc Việt, TGĐ Kinh Đô miền Bắc cho biết đến giờ vẫn còn bất ngờ.
Qua thực tế kinh doanh từ các cửa hàng độc quyền của hãng, ông Việt dự đoán, con số tăng trưởng sức cầu phải lên đến 40-50% so với cùng kỳ.
Trước tình hình đó, Kinh Đô đã quyết định tăng sản lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, cụ thể đã nâng sản lượng vượt con số 1.600 tấn bánh trong kế hoạch sản xuất ban đầu. “Do kinh tế đang phục hồi và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó hầu như những đơn đặt hàng lớn đều tập trung vào những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín”. Ông Việt cho biết thêm.
Thông tin từ Bánh Mứt kẹo Hà Nội (Hanobaco) cho thấy, hãng cũng đang thực hiện kế hoạch bổ sung, tăng trưởng sản lượng khoảng 10% so với con số 3,5 triệu đơn vị sản phẩm đặt ra hồi đầu vụ.
“Sức mua năm nay rất tốt. Từ đợt mùng 1/7 âm, các nhà phân phối, các đại lý đã liên tục gọi hàng. Riêng ngày 30/7 âm lịch, trong kho hết sạch hàng, chúng tôi phải tăng cường sản xuất ngay từ 2h sáng mùng 1/8 âm lịch để kịp đáp ứng” – chị Lê Phương Ngọc, đại diện Hanobaco nói.
An toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố được các hãng sản xuất lớn quan tâm hàng đầu - Ảnh chụp tại Nhà máy Kinh Đô: Phan Hùng |
Kinh tế phục hồi, sức mua của người tiêu dùng gia tăng đi kèm với ý thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng nâng cao là hai yếu tố cơ bản được các nhà sản xuất đưa ra lý giải cho việc tăng trưởng sức cầu.
“Thu nhập, mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng được cải thiện, họ càng có xu thế chuyển từ những sản phẩm gia công sang những hãng có uy tín, thương hiệu.
Các đơn vị sản xuất truyền thống, dù vẫn duy trì được nhóm khách hàng của mình nhưng để tồn tại lâu dài thì nhất thiết phải có sự cải tiến công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu không làm được điều này, thương hiệu lâu dài đến mấy cũng không tín nhiệm và tồn tại lâu” – ông Trần Quốc Việt chia sẻ.
-
Nguyễn Nga