221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1240391
Hàng không tư nhân vẫn kiên nhẫn với "giấc mơ bay"
0
Article
null
Hàng không tư nhân vẫn kiên nhẫn với 'giấc mơ bay'
,

Lượng khách đi lại trong nội địa với mức tăng trưởng dương vẫn không đủ để bù đắp khoản lỗ do giá xăng dầu leo thang trong năm 2008 và sự sụt giảm nhu cầu vận chuyển của lượng khách quốc tế. Giai đoạn hiện nay có thể coi là khó khăn đối với các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không tư nhân tại Việt Nam.

Khó khăn liền kề khó khăn

Điểm qua các hãng hàng không tại Việt Nam, Vietnam Airlines đang bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines gặp khó trong tài chính, Jetstar Pacific đang phải rất cố gắng để đạt mục tiêu bay không lỗ, Mekong Air chưa có động thái khởi động, VietJet Air tuyên bố vẫn đang kiên nhẫn đầu tư để chuẩn bị cho chuyến bay thương mại đầu tiên. Các hãng hàng không tại Việt Nam đang phải tìm ra những hướng đi mới trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

Mô tả ảnh.
Hàng không tư nhân Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Dư âm từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đối với ngành hàng không thế giới vẫn chưa kết thúc. Theo IATA, có ít nhất 30 hãng hàng không trên thế giới bị phá sản; tại Châu Á, Japan Airlines - hãng hàng không lớn nhất khu vực đã phải yêu cầu vay gấp 2 tỷ USD từ chính phủ để bù đắp những khoản nợ xấu. Trong những tháng gần đây, ngành hàng không lại phải đối mặt với sự bất ổn xoay quanh cuộc cạnh tranh gay gắt về giá vé và nạn cúm A/H1N1 cản trở lưu thông giữa các quốc gia.

Hơn nữa, những gói kích thích kinh tế chưa khẳng định được hiệu quả còn đang dấy lên làn sóng lo ngại về cuộc suy thoái sẽ còn tiềm ẩn trong năm tới. Hàng không thế giới nói chung và các hãng hàng không non trẻ Việt Nam nói riêng lại thêm căng thẳng giữa những khó khăn chồng chéo.

Hàng không tư nhân Việt Nam “gồng mình” vượt khủng hoảng

Nền kinh tế suy thoái rõ ràng đã ảnh hưởng khá nặng nề và trực tiếp vào ngành hàng không Việt Nam. Tuy lượng khách nội địa vẫn đạt mức tăng trưởng như dự kiến nhưng lượng khách quốc tế sụt giảm đang kể.

Có thể nói, khủng hoảng đã là một “cú đòn” đối với các hãng hàng không, đẩy họ vào tình thế khó khăn khi tất cả còn chưa thể vực dậy sau một năm 2008 làm ăn thất bát do giá xăng dầu leo thang.

Đối với các hãng hàng không tư nhân thì mức độ ảnh hưởng từ cuộc suy thoái này còn nặng nề hơn gấp bội. Điển hình, Indochina Airlines - hãng hàng không tư nhân với giấy phép bay nội địa vốn được coi là dấu hiệu của chính sách “mở cửa bầu trời Việt Nam” đang phải  xoay xở với khoản nợ khổng lồ.

Mặc dù Indochina Airlines nôn nóng thực hiện “giấc mơ bay” và đã có chuẩn bị tinh thần chấp nhận mức lỗ trong những năm đầu nhưng xem ra cũng còn rất nhiều khó khăn phải đương đầu dưới tác động quá lớn từ khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các hãng hàng không trong và ngoài nước.

Mekong Air với dự án bay các tuyến nội địa ngắn nhưng đã 1 năm kể từ khi được cấp phép vẫn chưa có động thái khởi động nào.

VietJet Air – hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được phép khai thác cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế trong các hoạt động vận chuyển hàng không cũng đang kiên nhẫn chuẩn bị hướng tới chuyến bay thương mại đầu tiên trên bầu trời Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Tâm - Tổng Giám đốc hãng hàng không tư nhân VietJet Air chia sẻ: “Trước tình hình kinh tế hiện nay và mặc dù lượng khách nội địa vẫn ở mức tăng trưởng khá nhưng chúng tôi cũng cần phải cẩn trọng chuẩn bị chiến lược kinh doanh, xem xét điều kiện để đưa ra những quyết định phù hợp với giai đoạn hiện nay".

“Chúng tôi đang tích cực chuẩn bị và tới đây kế hoạch của VietJet Air sẽ trở thành hiện thực. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang gấp rút hoàn tất các thủ tục cần thiết cũng như tiếp tục đầu tư cho các công tác chuẩn bị khai thác của hãng". - ông Tâm cho biết thêm.

Kiên nhẫn và trung thành với mục tiêu của mình, VIETJET AIR đã và đang chứng tỏ quyết tâm thực hiện mong muốn tham gia vào thị trường, cung cấp dịch vụ bay theo mô hình “Hàng không thế hệ mới” tận tình và thân thiện với khách hàng . Trong giai đoạn khó khăn của thị trường, để chuẩn bị tốt cho chuyến bay thương mại đầu tiên, VIETJET AIR vẫn không ngừng đầu tư những khoản chi phí không nhỏ cho các công tác chuẩn bị, như việc duy trì hoạt động của Hãng với các văn phòng điều hành tại khu vực phía Bắc và phía Nam, đầu tư kỹ lưỡng về mặt nhân sự, thương thảo các phương án thuê mua, bảo dưỡng máy bay để có lựa chọn tốt nhất, chuẩn bị hoàn tất thủ tục xin cấp Chứng chỉ Nhà Khai thác (AOC), đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ cho Logo và nhãn hiệu của hãng tai các nước Việt Nam, Nhật, Hồng Kông, Thái Lan…

 

Giải pháp hỗ trợ chưa toàn diện

Các giải pháp của Chính phủ đã cho thấy động thái tích cực đối với những khó khăn của ngành hàng không Việt Nam hiện nay như phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế đến năm 2020; giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các phương tiện bay và các bộ phận xuống 0%; thuế nhập khẩu nhiên liệu điều chỉnh phù hợp với biến động giá thế giới; cho phép phụ thu nhiên liệu lên giá vé, bãi bỏ các quy định trong việc độc quyền cung cấp các dịch vụ tại các khu vực cảng hàng không, sân bay, cung ứng nhiên liệu, ban hành nghị định mới về giá trần...

Tuy nhiên, các giải pháp này chỉ giải quyết phần lớn những khúc mắc của hãng hàng không nhà nước như VNA và hướng tới xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa VNA và các hãng hàng không tư nhân; một số nghị định chính sách vẫn chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể khiến các hãng vẫn còn lúng túng, không tự tin khi thực hiện, như nghị định 103 về giá trần.

Hàng không là ngành dịch vụ thiết yếu của một xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như mang lại các cơ hội phát triển kinh tế, du lịch. Sự phát triển của các hãng hàng không tư nhân sẽ đóng góp cho sự phát triển và hội nhập của kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Hàng không Việt Nam nói riêng. Do đó, sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan ban ngành nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho ngành hàng không vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay là rất cần thiết.

  • Anh Vũ

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,