221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1242861
Jestar Pacific "kêu oan" về biểu tượng
0
Article
null
Jestar Pacific 'kêu oan' về biểu tượng
,

 - Báo cáo lên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu Nhà nước nắm giữ gần 70% vốn, Hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) cho rằng hãng này hoàn toàn đúng khi sử dụng biểu tượng hiện nay.

Mô tả ảnh.
Chữ Jestar Pacific in phía trên dòng chữ Jetstar.com phía dưới (ảnh JPA).

Trước dư luận xôn xao về việc sử dụng biểu tượng chữ Jet/Jetstar và ngôi sao, nhất là mới đây, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo lên Bộ GTVT yêu cầu không được sử dụng biểu tượng này, JPA cho rằng, việc sử dụng thương hiệu “Jetstar” của JPA hoàn toàn phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam.

"Một khi việc nhượng quyền thương hiệu được thực hiện phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ trong khi Luật Hàng không không có bất kỳ quy định, hạn chế nào về thương hiệu thì không thể có việc nhượng quyền thương hiệu lại vi phạm Luật Hàng không", hãng này khẳng định.

Hơn nữa, liên quan đến yêu cầu phù hợp thông lệ quốc tế, JPA dẫn chứng thông qua 3 hãng hàng không Air Asia Malaysia, Thai Air Asia và Indonesia Air Asia thuộc 3 nước khác nhau nhưng cùng sử dụng chung thương hiệu "Air Asia".

Cả ba hãng này đều được Cục Hàng không cấp phép bay vào Việt Nam như một chấp nhận thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, có thể kể đến trường hợp các hãng Virgin Blue của Australia và Virgin America của Mỹ cùng sử dụng thương hiệu "Virgin" của Anh; Jestar Asia Airways của Singapore cùng sử dụng thương hiệu "Jestar" của Australia.

Trên thực tế, đối với JPA, do Cục Hàng không trước đây yêu cầu nên hãng này cũng có chỉ dẫn rõ ràng khi sử dụng biểu tượng Jetstar để tránh gây nhầm lẫn, JPA đã sơn to 2 chữ “Jetstar Pacific” lên thân máy bay.

Tất cả các phòng vé, đại lý của JPA cũng đều ghi rõ “Công ty CP Hàng không Jetstar Pacific Airlines” hoặc “Jetstar Pacific” trên bảng, biểu hiệu để nhấn mạnh rằng đó là cơ sở của JPA - hãng hàng không của Việt Nam, do Việt Nam sở hữu chi phối, không phải là hãng hàng không của Australia.

Về khả năng Tập đoàn Qantas rút vốn khỏi JPA khi việc sử dụng thương hiệu “Jetstar” bị cản trở và câu hỏi “tại sao chúng ta lại không thể xây dựng được một hãng hàng không giá rẻ mang thương hiệu Việt bằng chính nguồn vốn đầu tư trong nước?”, hãng này cho rằng, Việt Nam trong tương lai sẽ có 5-7 hãng hàng không (như Thái Lan).

Khi đó, và các nhà đầu tư trong nước, bằng nguồn vốn của mình hoàn toàn còn có cơ hội đầu tư xây dựng, phát triển một hoặc một số hãng hàng không giá rẻ với thương hiệu Việt.

Tuy nhiên, "điều đó không có nghĩa là nên cấm đoán một cách không có cơ sở luật pháp đối với thương hiệu “Jetstar” của JPA để cho nhà đầu tư nước ngoài phải rút vốn đầu tư khỏi Việt Nam", báo cáo này nhấn mạnh.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,