221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1242339
Jetstar Pacific không được mập mờ về biểu tượng
0
Article
null
Jetstar Pacific không được mập mờ về biểu tượng
,

- Sau khi tham khảo việc sử dụng biểu tượng của các hãng hàng không khu vực ASEAN, Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ GTVT và yêu cầu Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) không được mập mờ khi sử dụng biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao”.

>>Jetstar Pacific gặp rắc rối với biểu tượng

Mô tả ảnh.
Chữ Jetstar trên máy bay và ngôi sao màu vàng cam trên
máy bay của JPA (ảnh JPA)

Công văn do Phó Cục trưởng Lại Xuân Thanh ký ngày 22/10 nêu rõ, mặc dù chưa được đăng ký chính thức vào giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không do Bộ GTVT cấp, JPA đã sử dụng tràn lan biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao” cho việc cung cấp dịch vụ của mình.

"JPA quảng cáo cho dịch vụ của mình không khác gì quảng cáo cho dịch vụ của Jetstar Airways, với lời quảng cáo Jetstar là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, một sự mập mờ biến biểu tượng thành tên thương mại chung của các hãng hàng không độc lập", cơ quan này nhận xét.

JPA khẳng định có quyền tiến hành kinh doanh vận chuyển hàng không hoàn toàn dưới các thương hiệu, nhãn hiệu của Jetstar Airways (Úc), với lý do là đã hoàn tất thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu Trí tuệ và Bộ Công Thương về nhượng quyền thương hiệu và nhượng quyền thương mại.

Song, quan điểm của Cục Hàng không Việt Nam là pháp luật về thương mại và sở hữu trí tuệ không thay thế cho các pháp luật chuyên ngành khác mà JPA có nghĩa vụ phải tuân thủ. JPA không thể dùng các giấy chứng nhận đó để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình trái với quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

Theo cơ quan này, JPA được phép hoạt động theo thương quyền được cấp (quy định theo Luật Hàng không), chứ không phải là kinh doanh hoạt động “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” như được nhượng quyền.

Do vậy, JPA không thể lấy đó làm cơ sở để sử dụng biểu tượng của Jetstar Airways làm biểu tượng kinh doanh vận chuyển hàng không của mình. Việc Jetstar Airways chuyển nhượng bản quyền về phương thức xây dựng và vận hành một hãng hàng không không thể là cơ sở pháp lý cho việc quảng bá, kinh doanh dịch vụ vận chuyển của JPA dưới thương hiệu, biểu tượng của Jetstar Airways.

Hơn nữa, theo quy định của Luật Thương mại, hoạt động này không thể được đăng ký vì Jetstar Airways không có quyền kinh doanh trong nội địa Việt Nam và các đường bay quốc tế của Việt Nam mà hãng không có thương quyền.

"Việc JPA và Jetstar Airways xin đăng ký nhượng quyền “xây dựng và vận hành một mô hình hãng hàng không” là hành vi mập mờ để vượt qua luật", văn bản khẳng định.

Về việc Cục Sở hữu Trí tuệ chứng nhận hợp đồng lixăng nhãn hiệu Jetstar giữa Jetstar Airways với JPA, Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hợp đồng lixăng không bắt buộc phải được đăng ký. Điều này có nghĩa là nếu không đăng ký hợp đồng thì việc JPA sử dụng nhãn hiệu của Jetstar Airways cũng không vi phạm Luật.

Dựa trên lập luận đó, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, không thể lập luận rằng Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng lixăng là cơ sở pháp lý cho JPA có toàn quyền kinh doanh quyền vận chuyền hàng không được cấp theo quy định của Luật Hàng không dưới biểu tượng, thương hiệu của Jetstar Airways.

JPA lập luận rằng việc sử dụng nhãn hiệu Jetstar cũng giống như việc sử dụng nhãn hiệu Coca-Cola. Theo Cục Hàng không, sự khác biệt cơ bản giữa hai trường hợp này là sản phẩm mang nhãn hiệu Coca-Cola chính hãng được phép nhập khẩu và bán rộng rãi tại thị trường Việt Nam.

Trong khi đó, Jetstar Airways không được phép cung cấp dịch vụ vận chuyển mang nhãn hiệu Jetstar tại thị trường nội địa Việt Nam và các thị trường quốc tế của Việt Nam (trừ thị trường Việt Nam - Australia).

Về ý kiến nếu không cho JPA sử dụng biểu tượng “Jetstar”, “Jet và hình ngôi sao”, Tập đoàn Qantas của sẽ rút vốn khỏi hãng hàng không này của Việt Nam.

Tuy nhiên, Cục Hàng không thấy rằng ý kiến này là vô lý vì đây không phải là vấn đề điều kiện để đầu tư. Không thể cho phép doanh nghiệp nước ngoài chỉ thông qua việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu để thâm nhập vào thị trường kinh doanh có điều kiện của Việt Nam, không cần phải đăng ký hoặc cho phép của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào.

Nếu chấp nhận thì đây sẽ là tiền lệ xấu không chỉ cho ngành hàng không mà cho các ngành kinh doanh có điều kiện khác.

Cuối cùng, cơ quan quản lý Nhà nước về hàng không yêu cầu JPA phải xây dựng biểu tượng riêng của hãng và không thể hiện sự trùng lặp với biểu tượng của bất kỳ một hãng hàng không nào khác.

Hiện có 2.140 hãng hàng không của các quốc gia đăng ký với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong đó có 230 hãng là thành viên Hiệp hội các hãng hàng không quốc tế (IATA) - tổ chức vận chuyển 90% tổng lượng vận chuyển của các hãng hàng không thế giới.

Cục Hàng không Việt Nam đã thu thập được hơn 500 biểu tượng của các hãng hàng không lớn mà chúng đều không có yếu tố trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn cho người sử dụng về biểu tượng của hãng hàng không khác.

Ngoài ra, qua trao đổi bằng email với Nhà chức trách hàng không Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tại Thái Lan, Thai AirAsia và AirAsia là hai hãng hàng không riêng biệt.

Thai AirAsia là hãng hàng không của Thái Lan, được Bộ trưởng GTVT cấp phép; trong khi AirAsia là hãng hàng không được Malaysia chỉ định khai thác đến Thái Lan theo Hiệp định hàng không giữa hai nước.

Thái Lan quy định, tên của hai hãng hàng không phải có sự khác nhau. Thai AirAsia không được phép sử dụng tên gọi “AirAsia”. Trường hợp hãng muốn sử dụng tên, nhãn hiệu, thương hiệu khác, Cục Hàng không Thái chỉ cấp phép nếu chúng không trùng lặp và không gây ra sự hiểu sai của khách hàng đối với dịch vụ mà hãng cung cấp.

Theo quy định, tên và biểu tượng của hãng hàng không, trong trường hợp này là "Thai AirAsia" phải được thể hiện trên tàu bay; mọi hoạt động bán và quảng cáo đều phải mang tên "Thai AirAsia". 

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,