221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1254726
Nơm nớp lo khách du lịch nội địa "bỏ chạy"
1
Article
null
Nơm nớp lo khách du lịch nội địa 'bỏ chạy'
,

 - Các doanh nghiệp lữ hành đang lo lắng vì chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc chương trình giảm giá Ấn tượng Việt Nam, giá tour trong nước sẽ tăng trở lại. Khi đó, khách lại "bỏ chạy" tìm đến các tour "ngoại" có sức hấp dẫn mạnh mẽ hơn.

"Được mùa" khách nội địa

Suy thoái kinh tế và dịch bệnh khiến ngành du lịch năm 2009 chỉ đón được khoảng 3,8 triệu lượt khách quốc tế, giảm 11% so với năm ngoái. Tuy nhiên, doanh thu của ngành không giảm, thậm chí còn tăng nhờ sự bùng nổ của khách du lịch nội địa.

Trái với lo lắng ban đầu, lượng khách trong nước đi du lịch năm nay tăng đột biến, ở mức trên dưới 30% Cụ thể, công ty du lịch Hanoitourist và Thanh Niên Xung phong, khách du lịch nội địa tăng 30%. Ở TP.HCM có DN số khách tăng gần 40%. Với Hanoi Redtours, số lượng khách cả năm đi du ngoạn trong nước tăng 50%, đi nước ngoài tăng 20%, trong đó riêng mùa hè lượng khách tăng kỷ lục, lên 100%.

Mô tả ảnh.
Khách nội địa năm nay tăng đột biến. (ảnh: TCDL)

Một lãnh đạo Hanoi Redtours cho rằng, chương trình liên kết giữa lữ hành, khách sạn và nhà vận chuyển đã thực sự có hiệu quả, đánh đúng tâm lý người tiêu dùng Việt. Không chỉ là yếu tố về kinh tế, việc giảm giá tour đã thực sự thoả mãn tâm lý của người tiêu dùng.

Ngoài ra, sau một thời gian đi du lịch các nước láng giềng gần như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc... khách nội địa đang có xu hướng quay lại đi trong nước nhiều hơn. Nếu có đi nước ngoài thì đi xa hơn, với nhu cầu cao hơn như đi bằng máy bay thay vì đường bộ, đến những miền đất lạ, mới. Còn trong nước, khách dần thay đổi thói quen đi nghỉ 1-2 ngày mà du lịch là thực sự nghỉ ngơi, thư giãn.

Điều quan trọng, giá tour nội đã thực sự cạnh tranh được với tour "ngoại". Tour Hà Nội đi Cần Thơ - Châu Đốc - Hà Tiên giá chỉ 3,4 triệu đồng/khách, đi Sài Gòn - Phan Thiết cũng chỉ 3,7 triệu đồng - ngược lại, các chuyến đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, Hạ Long, Sa Pa... giá cũng giảm tới 50-60% so với trước đó.

Ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Hanoitourist, đánh giá, mức giá tour hấp dẫn đã kích thích nhu cầu của khách và tạo cho khách cơ hội thực sự được đi du lịch.

Tổng cộng, thống kê từ Tổng cục Du lịch, năm 2009, khách trong nước đi du lịch ước đạt 25 triệu lượt, tăng khoảng 19% so với năm 2008. Nhờ vậy, doanh thu du lịch có thể đạt khoảng 68.000-70.000 tỷ đồng, tăng 6,5-9% so với năm 2008.

Ban đầu, ngành du lịch ước tính lượng khách giảm khoảng 25-30%, nhiều doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh kế hoạch cũng như doanh thu giảm tương ứng. Tuy nhiên, kết quả đáng khích lệ bởi theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Phó giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, không những doanh thu của công ty không giảm mà còn tăng trên 5% trong năm nay.

Lo khách quay lưng

Trong năm 2010, ngành Du lịch đặt chỉ tiêu đón khoảng 4,5-4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 18-21% so với năm 2009; 27-28 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng khoảng 8-12%. Thu nhập du lịch đạt 75.000-78.000 tỷ đồng (tăng 7-11,4%).

Song, ông Trương Nam Thắng, Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Công ty Liên doanh Dịch vụ du lịch OSC-SMI, nói rằng ông cảm thấy dường như ngành du lịch vẫn chạy theo số lượng, đặc biệt là với khách quốc tế, mà không phải chất lượng để từ đó xác định ta phải đầu tư thế nào cho hợp lý.

Mô tả ảnh.
Khách đến từ các nước Đông Á thăm Bảo tàng Quân đội. (ảnh H.Yên)

Chẳng hạn, mục tiêu ban đầu của chương trình Ấn tượng Việt Nam là giảm giá để thu hút khách quốc tế, cuối cùng thấy không hiệu quả nên sang giai đoạn hai Tổng cục Du lịch lại điều chỉnh nhằm khuyến khích tăng khách nội địa.

Nhưng hiện giới lữ hành đang lo ngại, chương trình giảm giá này chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc. Khi đó, giá tour sẽ lại trở lại mức cao, thậm chí cao hơn nhiều so với mức của năm 2008 khi giá cả đã lên một mặt bằng mới.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt, lo lắng, trong khi các nước láng giềng đủ chiêu khuyến mãi, kéo khách, vậy thì sao có thể giữ chân du khách?

Đây là nguyên nhân chính khiến rất nhiều DN lữ hành được hỏi đều cho rằng, sang năm 2010, lượng khách du lịch nội địa sẽ tăng nhưng không thể đột biến như năm 2009.

Chưa kể, tình trạng các khách sạn sẵn sàng phá bỏ cam kết đã ký với lữ hành, "hét" giá cao tranh thủ thời điểm đông khách chứng tỏ sự liên kết, hợp tác thiếu bền vững, làm cho giới lữ hành nản lòng và du khách phát hoảng.

Điển hình vào các dịp lễ, Tết năm 2010 này, một số công ty lữ hành nhỏ và tư nhân tại một số điểm du lịch nổi tiếng như Nha Trang, Đà Lạt, Mũi Né... gom phòng khách sạn để nâng giá, đầu cơ trục lợi.

Do vậy mà mới đây nhất, Tổng cục Du lịch đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi trên.

Theo ông Lã Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, để giữ đà tăng trưởng khách nội địa, cần tiếp tục duy trì các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho kinh doanh du lịch (dự kiến sẽ chấm dứt vào năm 2010), như giảm 50% thuế giá trị gia tăng, giãn thuế.

"Bản thân các doanh nghiệp cũng nên chủ động hơn trong việc hợp tác, thỏa thuận với các đối tác về phương án giá rõ ràng, tránh tình tráng trống đánh xuôi kèn thổi ngược", ông Khánh nói.

Ngoài ra, các đơn vị thuộc Nhóm lữ hành kích cầu nội địa TP.HCM mới đây cũng kiến nghị tiếp tục kéo dài chương trình khuyến mại Ấn tượng Việt Nam đến hết tháng 6/2010.

Tuy nhiên, khả năng này cũng khó vì kinh nghiệm cho thấy, khách du lịch tăng dịp Tết, người đi lại nhiều, hàng không chắc chắn sẽ không áp dụng giá khuyến mại giai đoạn từ tháng 1-3/2010, nếu có giảm thì chỉ giai đoạn từ tháng 4-6/2010.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,