221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1256873
Jetstar Pacific mắc nhiều lỗi trong việc bảo dưỡng máy bay
1
Article
null
Jetstar Pacific mắc nhiều lỗi trong việc bảo dưỡng máy bay
,

- Cục Hàng không Việt Nam vừa ký quyết định chính thức về kết luận thanh tra hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA). Đoàn thanh tra đã phát hiện hệ thống bảo đảm chất lượng của hãng thực sự có vấn đề.

Mô tả ảnh.
Do hệ thống bảo đảm chất lượng có vấn đề nên JPA để xảy ra lỗi trong quá trình bảo dưỡng, dẫn tới việc các chuyến bay liên tục bị chậm, huỷ (ảnh TP)

Chính vì sự vận hành yếu kém của hệ thống này đã dẫn tới lỗi ở một số vị trí trong công tác bảo dưỡng như tố cáo.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, hệ thống bảo đảm chất lượng của một hãng hàng không có trách nhiệm thực hiện việc giám sát đối với toàn bộ hoạt động bảo dưỡng của hãng đó.

Hệ thống này tuy không trực tiếp thực hiện công tác bảo dưỡng nhưng có chức năng giám sát để toàn bộ hoạt động bảo dưỡng của hãng được tuân thủ đúng quy trình. Bất kỳ sự hỏng hóc kỹ thuật nếu xảy ra đều phải được đánh giá và quyết định hướng xử lý, sau đó tiến hành sửa chữa.

Ngay khi thanh kiểm tra, đoàn thanh tra đã phát hiện thấy thời gian qua, JPA đã vận hành hệ thống này rất yếu kém. Đây chính là lỗi nặng nhất của JPA, buộc đoàn phải lập tức rút năng định bảo dưỡng check A (loại bảo dưỡng thông thường đối với mỗi loại máy bay, theo giờ khai thác) của hãng.

Việc này đã khiến JPA không còn năng lực tự bảo dưỡng mà phải đem máy bay sang Singapore thực hiện - một trong những lý do chính khiến hàng loạt chuyến bay bị hoãn, hủy chuyến vào cuối năm 2009.

Cục Hàng không Việt Nam sau đó cũng quyết định huỷ chức danh người đứng đầu tổ chức bảo dưỡng của JPA, hiện là Tổng giám đốc Lê Song Lai, thay ông Lương Hoài Nam khi đó vẫn còn đương chức.

Cùng với đó, hai trưởng bộ phận người nước ngoài là ông David Andrew và ông Atamas Stankov cũng bị hủy chức danh đứng đầu các bộ phận bảo dưỡng kỹ thuật và bộ phận bảo đảm chất lượng của JPA.

Kết luận của đoàn thanh tra cho thấy, người đứng đầu hệ thống là ông Lương Hoài Nam phải chịu trách nhiệm chung trước hiện tượng vi phạm nghiêm trọng về quy trình bảo dưỡng máy bay tại JPA do đây là lỗi mang tính hệ thống. Đối với an toàn hàng không, lỗi hệ thống được đánh giá là nghiêm trọng so với lỗi cá nhân.

Sau một thời gian khắc phục, đến nay, JPA vừa được cấp lại năng định bảo dưỡng check A đối với 2 trên tổng số 6 máy bay hiện có, nhưng phải chịu sự giám sát đặc biệt của nhà chức trách hàng không.

Từ nay đến khi có quy định mới, các cán bộ của Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay của Cục và Cảng vụ Miền Nam sẽ giám sát trực tiếp đối với hoạt động bảo dưỡng check A của JPA.

Theo đơn tố cáo của ông Bernard John, kỹ sư trưởng làm việc tại JPA, máy bay của hãng được đưa vào khai thác trong tình trạng thiếu an toàn.

Trong quá trình bảo dưỡng, các kỹ sư đã phát hiện ra nhiều lỗi không tuân thủ đúng quy định, có nguy cơ đe dọa đến an toàn hoạt động bay. Do đó, các chuyến bay bị chậm, huỷ chuyến của JPA liên tục xảy ra.

Cuộc thanh tra kéo dài hơn 10 ngày, từ 5 đến 19/11/2009.

Trước khi có kết luận chính thức về đợt thanh tra kỹ thuật tại JPA, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi dự thảo để hãng có ý kiến phản hồi theo trình tự của Luật khiếu nại tố cáo. Dự kiến, kết luận này sẽ được công bố vào đầu tuần tới.

Trong đơn tố cáo, kỹ sư Bernard John cho biết, JPA cho phép máy bay cất cánh trong điều kiện “nghèo nàn” hoặc không thể sử dụng được vì mòn, vỡ đã được biết trước, vượt các giới hạn cho phép của nhà sản xuất và những quy định của ngành hàng không Việt Nam.

Ngoài ra, với những lần Cục Hàng không kiểm tra, JPA đã cất giấu kỹ lưỡng hoặc “tút” lại những bộ phận không đạt tiêu chuẩn. Chính vì những hành động “tiết kiệm” này mà những chiếc máy bay già nua của JPA càng xuống cấp nhanh hơn.

Cũng theo ông Bernard, việc tháo rời các bộ phận khỏi máy bay, sau đó tiếp tục được cho vào vận hành được JPA tiến hành rất tự nhiên, không có bất kỳ sự chấp thuận nào từ hãng sản xuất hay Cục Hàng không Việt Nam.

Bên cạnh đó, theo ông Bernard, các lỗi bảo dưỡng thường xảy ra ở JPA, gây ảnh hưởng đến an toàn và hoạt động của máy bay, tuy nhiên bộ phận kỹ thuật không xem xét một cách kỹ càng. Điều này khiến không ít chuyến bay của JPA bị chậm, hủy chuyến hoặc hạ cánh bất thường.

Diễn tiến chính vụ việc JPA mắc lỗi trong việc bảo dưỡng máy bay

- Ngày 9/11/2009, báo VietNamNet đăng bài "Jetstar Pacific bị tố cáo sử dụng máy bay không an toàn".

Cục Hàng không thanh tra toàn diện JPA từ ngày 5/11. Phản hồi thông tin từ VietNamNet, bà Daniela Masilli, Phó TGĐ JPA (người vừa bị tạm cấm xuất cảnh) khẳng định hãng này tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn bay theo quy định của nhà chức trách tại Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, tiêu chuẩn của tập đoàn Qantas – một trong những hãng hàng không an toàn nhất thế giới.

- Ngày 11/11/2009, hai kỹ sư gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

-Chiều 23/12/2009, sau một cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đồng ý cho JPA lùi thời hạn phản biện dự thảo thanh tra kỹ thuật, trong đó có việc bảo dưỡng máy bay của hãng này.

-Ngày 16/12/2009 Nguyên Tổng giám đốc JPA Lương Hoài Nam bị cấm xuất cảnh và sau đó ông Lương Hoài Nam bị bắt tạm giam vào chiều ngày 7/1/2010. Kết luận thanh tra khẳng định ông Lương Hoài Nam phải chịu trách nhiệm chung trước hiện tượng vi phạm nghiêm trọng về quy trình bảo dưỡng máy bay tại JPA do đây là lỗi mang tính hệ thống.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,