221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1263236
Vé máy bay Tết của Vietnam Airlines: Mua bao nhiêu cũng có?
1
Article
null
Vé máy bay Tết của Vietnam Airlines: Mua bao nhiêu cũng có?
,

– Vé máy bay Tết của Vietnam Airlines được hãng này thông báo đã hết từ trước Tết vài tháng, song thời điểm cận Tết khách vẫn có thể mua từ một số đại lý với mức phí 300.000 đồng/vé.

Vietnam Airlines (VNA) vừa thông báo tăng thêm 136 chuyến với 28.800 ghế, song theo ông Cao Anh Sơn, Trưởng phòng Phát triển bán khu vực miền Nam của VNA, số ghế này nhằm đáp ứng cho lượng khách đặt chỗ chờ từ trước. Do đó, khách khó có thể mua vé đi trong dịp Tết trong những ngày gần đây, thậm chí cách đây một, hai tháng.

Đúng như VNA nhận định, cách đây khoảng một tháng, hầu hết các đại lý của hãng đều thông báo vé hạng phổ thông bay trong dịp Tết đã hết. Tuy nhiên, tại một số đại lý cấp hai, nếu thêm 300.000 đồng/vé để “xin chỗ”, khách hàng vẫn có thể bay với VNA trong dịp Tết này.

VNA cho rằng, lượng đặt chỗ chờ ảo cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong những dịp Tết. Đây là một khe hở cho nạn "xin chỗ" hoành hành. (Ảnh: Ca Hảo)

Bao nhiêu cũng có

Trong một lần tình cờ ghé qua một đại lý vé máy bay NetViet (Q. 10, TP.HCM), anh Nguyễn Đình Trung phát hiện nơi này có thể giúp anh mua 4 vé Huế - Sài Gòn trong 17/2, tức ngày mùng 4 Tết. Sở dĩ anh chỉ cần mua 4 vé Huế - Sài Gòn sau Tết vì anh đã mua được 4 vé ra, còn vé vào thì không còn.

Anh Trung cho biết thêm, anh đã đặt chỗ chờ 4 vé Huế - Sài Gòn từ hai tháng trước song cho đến cận Tết vẫn không thể mua được. Ngoài việc đặt chỗ, hàng ngày anh vẫn lùng sục các đại lý vé của VNA nhằm tìm kiếm cơ hội vé sót. Tuy nhiên, anh hoàn toàn tuyệt vọng vì chỗ nào cũng thông báo vé đã hết từ lâu.

Có lúc anh Trung đã tính đến phương án trả 4 vé Sài Gòn - Huế bay vào ngày 7/2, tức 24 tháng Chạp Âm lịch, để thuê xe riêng về quê. Cho đến khi ghé NetViet, anh mới biết vé Tết vẫn có thể mua nếu thêm phí “xin chỗ” với 300.000 đồng mỗi vé. Mặc dù hơi tiếc tiền, song anh cũng cắn răng bỏ thêm 1,2 triệu đồng để có vé vào TP.HCM sau khi ăn Tết xong.

“Khi đến NetViet, tôi hỏi mua 4 vé máy bay của VNA từ Huế vào Sài Gòn sau Tết, co nhân viên ở đây thông báo không còn vé. Sau một hồi trò chuyện, cô nhân viên này mới thẳng thắn, nếu xin chỗ tôi vẫn có thể có vé.”, anh Trung nói.

Với chị Hoa, không “khát vé” như anh Trung để về quê ăn Tết, mà chị cần 8 vé Sài Gòn – Hà Nội đi vào ngày 7/2 (24 tháng Chạp Âm lịch) để cùng bạn bè ngao du 4 ngày sau đó về TP.HCM đón Tết. Qua NetViet, cũng với 300.000 đồng/vé để “xin chỗ”, một tuần sau khi đặt chỗ, chị Hoa cũng có 8 vé trong tay.

Nhiều hành khách phản ứng, tại sao VNA có hê thống bán vé tự động mà nhiều người vẫn có thể chen ngang, trong khi lượng khách chờ còn quá lớn? (Ảnh: Ca Hảo)

Với chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn vào 23h hôm qua (11/2), nhóm của chị Hoa không phải tốn thêm phí “xin chỗ” vì những ngày này chủ yếu khách ra Hà Nội chứ không vào nên hành khách dễ dàng bay cùng VNA, tuy nhiên với chuyến đi này nhóm của chị Hoa đã tốn thêm 2,4 triệu đồng mới có thể mua đựoc vé của VNA.

Hầu như tuyến nào đại lý này cũng có thể “xin chỗ”. Những tuyến như Sài Gòn – Hà Nội, hay Sài Gòn – Đà Nẵng…, khách hàng có thể dễ dàng “xin chỗ” thông qua NetViet. Miễn là có phí, khách muốn mua bao nhiêu vé cũng có. Tuy nhiên, với những tuyến mà VNA có ít chuyến bay và không tăng tải trong dịp Tết này như Sài Gòn – Quy Nhơn (Bình Định), hành khách vẫn có thể “xin chỗ” với mức phí cao hơn.

Với 350.000 đồng/vé để “xin chỗ” về Bình Định trong ngày 13/2, tức là ngày 30 Tết, anh Nguyễn Đình Hạnh cũng đã có vé về quê. Anh Hạnh cho biết thêm, anh đã đặt chỗ từ rất lâu tại đại lý chính thức của hãng song chờ dài cổ vẫn không thể mua được vé.

“Tốn thêm vài trăm ngàn không thành vấn đề nhưng tại sao các đại lý chính thức của hãng thông báo hết vé từ rất lâu mà những đại lý kiểu này lại có vé? Tôi đã đặt chỗ chờ từ rất lâu, nhưng vẫn không mua được mà chỉ cần trả thêm phí là có vé? Không biết những vé này ở đâu ra?”, anh Hạnh thắc mắc.

Vé ở đâu ra?

Đặt câu hỏi này với VNA, ông Sơn khẳng định, không phải hành khách nào của VNA cũng phải trả thêm mức phí “xin chỗ”. Có thể còn rất nhiều hành khách khác phải trả thêm phí để có vé của VNA, nhưng theo đại diện của hãng, số vé này đại lý mua được là do ăn may trong những đợt hãng tăng chuyến.

Với hệ thống bán vé hiện đại, nhưng "vé chợ đen" vẫn xuất hiện ở VNA. Liệu hệ thống này có lỗi gì? (Ảnh minh họa: Trần Duy)

Trong khi đó, ông Sơn cho biết thêm, hệ thống phân phối vé của VNA chủ yếu là các đại lý trung gian (đại lý cấp 2), chiếm 80%. Mặc dù những đại lý này có nhiều mối quan hệ phức tạp rất khó quản lý, dẫn đến nhiều khiếu nại của hành khách về vấn đề đặt chỗ, mua vé, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng đại diện của VNA khẳng định không hề có việc đầu cơ vé nhằm thu lợi bất chính.

Bởi, theo ông Sơn, VNA đã cải tiến hệ thống đặt chỗ chờ lên một mức rất hiện đại và hoàn toàn tự động. Khi hãng tăng chuyến, hoặc có trường hợp trả vé, hệ thống sẽ tự động khớp cho hành khách chờ tiếp theo và không hề có sự can thiệp của yếu tố con người.

Ngoài ra, theo đại diện của VNA, thời gian để hành khách xuất vé từ khi đặt chỗ thành công là 24 tiếng đồng hồ, do đó yếu tố đầu cơ là không thể xảy ra. Tuy nhiên, đại diện của VNA cho rằng, do lượng khách đặt chỗ chờ trên hệ thống quá rất lớn, nên khả năng một số đại lý thông đồng với nhau để tạo sốt vé nhằm trục lợi vẫn có khả năng xảy ra.

Theo nhân viên tên L. của NetViet, khoảng vài tháng nay, hệ thống bán vé của VNA luôn báo hết vé Tết, ngay cả trong những đợt hãng tăng chuyến. Tuy nhiên, thông qua một số nhân viên của hãng, NetViet vẫn có thể đặt chỗ thành công cho khách nếu “xin chỗ”.

Nhân viên này cho biết thêm, phí “xin chỗ” NetViet không được hưởng mà phải chi cho nhân viên của hãng. Theo L. khi có khách trả vé hoặc hãng tăng chuyến, nhân viên của VNA sẽ chèn ngang những vé “xin chỗ” vào thay vì để hệ thống tự động khớp những vị trí chờ tiếp theo.

Đi lại trong dịp Tết Nguyên đán thực sự là nỗi ám ảnh đối với những người tha phơng cầu thực. (Ảnh: Ca Hảo)

“Vài ngày trước, em đã phải gánh hơn 3 triệu đồng phí “xin chỗ” vì khách đặt vé xong lại không lấy. Theo luật của một số nhân viên bán vé của hãng, khi tụi em đặt vé mà không lấy, tụi em sẽ phải ôm phí, mặc dù những vé này ngay lập tức được bán cho người khác. Vì đang thiếu vé mà.”, cô L. cho biết.

Tuy nhiên, ông Sơn lại cho rằng, nhân viên của VNA không “tham bát bỏ mâm”, do đó có thể những đại lý cấp 2 như NetViet nhanh tay đặt chỗ khi hãng mở bán trong những đợt tăng chuyến gần đây. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với việc hệ thống bán vé tự động của hãng. Ngoài ra, lượng khách chờ được hãng thông báo còn rất nhiều.

Vẫn theo nhân viên của NetViet, không những chèn ngang, một số nhân viên của VNA còn đầu cơ vé khi hãng tăng chuyến. Cô L. cho biết, theo quy định, thời gian xuất vé của hãng có thể lên đến 4 ngày, nên nhân viên có thể đặt chỗ trước và chờ bán theo dạng “xin chỗ”. Khi cần bán, những nhân viên này sẽ hủy vé mang tên mình hoặc người thân và tiến hành bán lại cho khách.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Yến, VNA hoàn toàn cấm thu thêm phí của khách dưới bất cứ hình thức nào. Nếu vi phạm lần đầu, đại lý sẽ bị treo quyền truy nhập vào hệ thống 1 tháng, lần thứ hai sẽ bị chấm dứt hợp đồng. Với mức phí “xin chỗ”, đại diện của VNA cho rằng, do NetViet tự ý thu và đại lý này hưởng, chứ không phải nhân viên của hãng.

Điều này có vẻ như VNA chưa muốn xử lý triệt để tình trạng này, bởi chắc chắn, với hệ thống bán vé tự động của mình, những đại lý cấp 2 như NetViet không thể can thiệp để đặt chỗ cho khách của mình.

Hy vọng, VNA sẽ có câu trả lời xác đáng hơn cho đọc giả, cho hành khách của mình.

  • Ca Hảo
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,