221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1261517
Vinashin phân trần về lời tố "thùng rỗng kêu to"
0
Article
null
Vinashin phân trần về lời tố 'thùng rỗng kêu to'
,

- Trước “tai tiếng” thùng rỗng kêu to mà Hiệp hội Thép vừa gán cho, chủ tịch Vinashin phân trần với PV.VietNamNet về chuyện lấn sân sang ngành này.

Kinh nghiệm làm thép đóng tàu, ai hơn ai?

Mô tả ảnh.
Chủ tịch HĐQT Vinashin, ông Phạm Thanh Bình (ảnh: K.T.L)
Thưa ông, ông có ý kiến gì về việc Hiệp hội Thép Việt Nam "đòi" phải thanh tra tất cả các dự án thép của Vinashin?

- Tôi không phản đối chuyện thanh tra dự án. Cái gì cần thanh tra thì hãy thanh tra. Với những công trình đang làm dở thì nên để nó hoàn thành rồi hãy thanh tra. Chúng tôi đang làm dở, lại vào thanh tra như Hiệp hội thép kiến nghị thì thú thật, tôi chẳng hiểu rồi sẽ giúp dự án ấy nhanh hơn hay là chậm đi nữa?

Ông nghĩ gì khi bị Hiệp hội Thép chê rằng, Vinashin chỉ giỏi đóng tàu chứ không biết làm thép?

- Nói thế là hơi buồn cười! Chả lẽ, chỉ vì chúng tôi mang tên là công nghiệp tàu thủy mà lại không biết làm thép?”

Ở trong nước, các doanh nghiệp chỉ làm thép xây dựng còn chúng tôi làm thép cán tấm phục vụ đóng tàu. Hai công nghệ này là khác nhau. Nếu về kinh nghiệm làm chủng loại thép này thì chúng tôi làm đầu tiên, chứ ai? Thử hỏi, ai hơn ai về kinh nghiệm?”

Bên cạnh đó, Hiệp hội thép cho rằng, hạn chế đầu tư thép vì bây giờ đã cung vượt cầu, dư thừa công suất. Nhưng theo tôi biết, đó là thép xây dựng thôi, là thép thanh, thép cuộn. Còn với thép cán tấm thì ở Việt Nam vẫn chưa có gì. Thậm chí, ngay cả các kế hoạch đầu tư thép của các dự án liên doanh với nước ngòai, tôi cũng chưa thấy ai làm thép này.

Dù vậy, dư luận vẫn nghi ngờ việc sau 8 năm xây dựng, nhà máy thép cán tấm ở Cái Lân (Quảng Ninh) của Vinashin còn chưa đi vào hoạt động thì nói gì việc nâng công suất lên 1 triệu tấn/năm?

Nhân việc Văn phòng Chính phủ tham vấn ý kiến của Hiệp hội Thép Việt Nam về đề xuất nâng công suất nhà máy thép Cái Lân của Vinashin, Hiệp hội Thép đã phản đối và kiến nghị Thủ tướng cho thanh tra toàn diện việc đầu tư của Vinashin sang ngành thép trước khi bàn việc mở rộng dự án trên.

Công văn này nêu rõ: Vinashin chuyên trách về đóng tàu, trong khi đó, sản xuất thép đóng tàu không thuộc lĩnh vực chuyên sâu nên nhiều dự án thép của Vinashin không mang lại hiệu quả mong muốn.
- Chậm là do nhiều nguyên nhân lắm. Dù thế, không thể bảo là chúng tôi không biết làm thép. Họ nói thế là sai.

Với riêng dự án thép Cái Lân, nếu nâng lên 1 triệu tấn/năm thì tới năm 2013, là đủ đáp ứng nhu cầu cho ngành đóng tàu. Năm 2015, chúng tôi cần thêm 1 triệu tấn thép nữa.

Đến lúc ấy, nếu có ai trong ngành thép làm thép đóng tàu thì chúng tôi cũng sẽ sử dụng hết. Không lo thừa thép đâu.

Nếu không tự làm thép, chúng tôi sẽ phải tiếp tục mua thép từ chính các nước có ngành đóng tàu cạnh tranh với Việt Nam. Như thế, ngành đóng tàu Việt Nam rất bất lợi trong thương trường.

Có thể do chúng tôi quản lý kém

Như ông nói, Vinashin nhảy sang ngành thép là do thực tế đòi hỏi. Tuy nhiên, tất cả các dự án thép có "dính" tới Vinashin đều chưa hoạt động tốt. Ông nói sao về điều này?

- Nếu nói về chậm tiến độ thì nhiều dự án của nhiều đại gia thép khác còn chậm tiến độ hơn dự án thép của chúng tôi nhiều!

Vì làm thép, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khác như vốn, thị trường, công nghệ... Giai đoạn năm 2007-2009, bối cảnh kinh tế chung đều rất khó khăn. Không chỉ có các dự án của Vinashin mà hầu như, các dự án đầu tư xây dựng đều phải tạm dừng vì lạm phát, thiếu vốn.

Mô tả ảnh.
Sau 8 năm, nhà máy thép cán tấm nóng tại Cái Lân, Quảng Ninh mới bắt đầu chạy thử (ảnh: K.T.L)

Ví dụ, chúng tôi đầu tư luyện phôi thép, công suất 200.000 tấn/năm ở Yên Bái, cần tới 600 tỷ đồng tiền vốn. Sau khi động thổ năm 2007, vì lạm phát, nguồn vốn bị cắt giảm nên dự án phải dừng lại. Năm 2008, rà soát các dự án đầu tư chưa cấp bách, nguồn vốn tiếp tục bị cắt giảm.

Mãi sau này, khi Chính phủ cho phép đưa dự án này vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm, được hỗ trợ vốn từ Ngân hàng phát triển khoảng 100-200 tỷ đồng thì dự án này mới khởi động được.

Hoặc dự án đầu tư rồi nhưng phát hiện thị trường đang đi xuống, chưa có nhu cầu thì phải tạm dừng, ngừng nghỉ. Đó là trường hợp của nhà máy thép Cửu Long Vinashin, lúc có thị trường thì cán thép, lúc không có thì buộc phải nghỉ. Nhà máy nào cũng thế thôi.

Vậy, về dự án thép tấm ở Cái Lân, ông có thể cho biết rõ lý do vì sao tiến độ ỳ ạch tới 8 năm, nhà máy mới chạy thử nghiệm dây chuyền?

- Ở đây, chúng tôi gặp phải vấn đề về điều chỉnh về công nghệ. Năm 2002, chúng tôi chỉ định làm công suất là 350.000 tấn/năm và chỉ dành cho thị trường nội địa.

Không ai nghĩ sau này chúng tôi sẽ xuất khẩu tàu. Vì thế, đầu tư cũng rất dè dặt, không dám vung tay quá trán. Nhưng sau đó, mới thấy là qui mô như vậy quá lạc hậu.

Năm 2005, khi xuất khẩu tàu rồi, chúng tôi mới vỡ ra rằng, 350.000 tấn/năm sẽ là không đủ, phải tính nâng lên 500.000 tấn/năm.

Rồi khi tính toán nâng lên 500.000 tấn/năm, lại phát hiện, cũng vẫn không đủ mà phải là 1 triệu tấn/năm.
Vì thế, mỗi lần điều chỉnh công nghệ như vậy, chúng tôi phải lo chạy vốn nên tiến độ mới bị chậm.

Chuyện có những nhà máy, vừa đầu tư xong, là phải thay đổi vì phát hiện ra nó lạc hậu, làm vậy là đúng, là bình thường.

Nói chung, mọi sự là đều có lô- gíc của nó, không phải tự nhiên mà dự án bị chậm tiến độ 8 năm. Mà không phải tự nhiên lại thay đổi công suất.

Thậm chí, khi triển khai dự án, đối tác liên doanh của mình bỗng có vấn đề, vậy là dự án bị ảnh hưởng tiến độ rồi. Chứ không phải là vì chúng tôi làm kém.

Thưa ông, dù thế, nếu dự án đã khởi công rồi đắp chiếu để đó, thì sẽ là sự lãng phí về cơ hội nảy sinh lợi nhuận, về giá trị sử dụng đất đai...? Ông lại cho rằng, dự án chậm tiến độ chỉ là do khách quan?

- Tất nhiên, khách quan mà nói thì nhìn vào, có thể do chúng tôi quản lý kém. Nếu tôi mà đi trước được vấn đề thì đã không như thế này.

Quả là hơi oan quá, nhưng...

Vinashin là Tập đoàn Nhà nước nên hiệp hội thép cho rằng, không thể sử dụng tùy tiện vốn Nhà nước để đầu tư tràn lan. Ông có lý giải gì thêm về điều này?

- Thú thực, Vinashin đầu tư bằng tiền tươi, thóc thật thì rất ít, chỉ có 2 dự là dự án thép tấm Cái Lân và dự án luyện phôi thép ở Yên Bái.

Các dự án còn lại, chúng tôi không mất một đồng nào cả. Với dự án thép liên doanh với tập đoàn Lion group của Malaysia, (tại Ninh Thuận, vốn 9,8 tỷ USD), Vinashin chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, chiếm 24% tổng vốn đầu tư. Suy giảm kinh tế nên đối tác Malaysia có lùi lại tiến độ dự án. Chúng tôi không hề rút vốn tại dự án này.

Với Cửu Long Vianshin và Vinashin- Vinakansai, Tập đoàn chỉ góp vốn bằng giá trị thương hiệu, bằng 30% tổng giá trị của công ty.

Là Chủ tịch HĐQT, trước tiếng "xấu" trong cả năm qua như "nợ dây dưa, đầu tư không hiệu quả", ông có suy nghĩ gì?

- Tôi cảm thấy buồn vì dư luận không hiểu được chúng tôi. Tất nhiên, đầu tư có lúc được, lúc mất vì nhiều lý do. Nhưng chắc chắn, cố gắng của chúng tôi là rất lớn.

Tôi chỉ muốn làm được điều gì cho đất nước, cho ngành công nghiệp của mình, nhưng làm gì cũng bị cho là đầu tư tràn lan, không tính toán. Quả là hơi oan quá. Nhưng mà thôi, thực tế sẽ trả lời chứ tôi chẳng muốn thanh minh.

  • Phạm Huyền (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,