221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1267552
Bát nháo chợ "ăn cắp" giữa lòng thủ đô (I)
1
Article
null
Bát nháo chợ 'ăn cắp' giữa lòng thủ đô (I)
,

- Hà Nội đang nỗ lực trong không ít công việc hướng tới đại lễ 1.000 năm. Tuy nhiên, tồn tại ngay giữa trung tâm thủ đô là chợ Trời, không chỉ là nơi “bán đồ cũ, đủ thứ hầm bà lằng”, phục vụ những “thượng đế” thích săn lùng đồ siêu rẻ mà còn là nỗi ám ảnh của dân đi xế hộp thời nay.

Tin liên quan:

TIN LIÊN QUAN

Mua đồ chôm chỉa dễ như bỡn

Phố Trần Cao Vân, phường Phố Huế vào cuối chiều vẫn còn đông đúc, nhộn nhịp kẻ mua, người bán. Một dãy sạp bán phụ tùng xe máy, ô tô giăng dài và khá là “qui củ” giữa lòng đường.

Mô tả ảnh.
Chiếc xe ô tô thẳng tiến vào khu chuyên bán đồ phụ tùng, lòng phố Trần Cao Vân để tìm lại chiếc gương đã mất ? (ảnh chỉ mang tính minh họa: Phạm Huyền)

Dáo dác một hồi, với dáng vẻ của một nữ lái xếp hộp bị vặt gương, tôi hỏi một chủ sạp hàng ở đây: “Chị ơi, mua gương ô tô bị mất thì hỏi ai?” Ngay lập tức, người phụ nữ trẻ tuổi nhanh nhẹn gọi với sang sạp đối diện: “Cô X, ra có người hỏi gương”.

Phía sạp bên kia phố, một phụ nữ luống tuổi bước tới hỏi tôi: “Gương xe gì?” “- Dạ, Toyota Corolla Altis cô ạ”. “- Mất mặt gương hay là cả củ?” “- Cả củ”. “Gương bên phụ hay gương tay lái?” “ "- Tay lái", tôi trả lời.

Xong, người phụ nữ này mở di động gọi điện hỏi thông tin. Nửa phút sau, bà bảo tôi: “Mai, cứ ra chỗ này, hỏi cô X. Số điên thoại 0919… Mang theo 600.000 đồng đi. Giờ này, thằng có gương nó về rồi”.

Nhẩm tính thì quả là, 600.000 đồng là quá rẻ so với mức hơn rất nhiều nếu vào chính hãng Toyota thay gương mới.

Cho nên, “đặc sản của chợ Trời đâu chỉ là siêu rẻ, mà chính là cái món “chôm trỉa” ấy", anh Nguyễn V, chủ một chiếc Mecerdes C180 tổng kết.

Mô tả ảnh.
Gương xe cũ mới có đủ ở chợ Trời (Ảnh: Phạm Huyền)

Chỉ cách đây vài tuần, anh V cũng phải ngậm đắng nuốt cay, đánh “con Mẹc vừa bị vặt mất đôi tai tối hôm trước”, thẳng ra chợ Trời để mua lại chính cái gương xe của mình.

Chợ Trời trên chính thức là chợ Hòa Bình, "họp" ngay trong nhà dân và lòng đường khu phố Thịnh Yên và Trần Cao Vân. Chợ ra đời từ năm 1954 và đến nay, chỉ được xếp là chợ tạm.

“Đành chịu mất oan vài triệu đồng, còn hơn đi mua đồ chính hãng, cũng tầm 60-70 triệuđồng ”, anh V “xót xa” nói.

Nhắc đến chuyện này, anh Nguyễn Anh T, sở hữu chiếc BMW 320i giãy nảy bảo: “Bọn bạn tôi là chúa ghét chợ Trời. Ông nào cũng từng bị mất gương. Đi BMW, Mecerdes, đồ phụ tùng cực kỳ đắt. Giá gương các loại xe này phải vài nghìn USD, tương đương tầm trên dưới 70 triệu đồng."

Giá đắt như vậy nên “các đại gia” cũng xót tiền, phải mò ra chợ Trời hết! Anh kể: “Có ông may mắn, nhận lại gương của mình với giá vài triệu bạc, có ông phải cắn răng xuất túi tới 10 triệu đồng. Chuộc đúng đồ của mình, thế mới đau!”

Nhưng “đau khổ” nhất là những người đi xe độc. Anh V bổ sung. Có lần, bà bạn của anh đi chiếc R350 của Mecerdes, chỉ tấp lề đường có việc vài phút là đã đi tong đôi gương. Nhưng khi đó, cả Hà Nội cũng chỉ có 2 chiếc R350 nên dù có tiền nhiều, cũng không mua được đồ thay thế. Với trường hợp đó thì chẳng còn cách nào khác là ‘vác mặt” ra chợ Trời chuộc cho nhanh.

Đồ siêu rẻ thì có thể mua được ở nhiều nơi: ví dụ, vải vóc, quần áo thì về chợ Ninh Hiệp, giày da “hàng hiệu” thì ra chợ Dịch Vọng, đồ điện tử thì lên khu phố Hai Bà Trưng. Nhưng để mua lại gương xe, biển xe, lôgô xe vừa bị mất cắp thì… phải là chợ Trời, anh T “phán” chắc như đinh đóng cột.

Mua cái bực mình

Nhiều cư dân sống ở khu chợ này cho rằng, đồ chôm chỉa là số ít, chủ yếu là đồ cũ. Nhưng trên thực tế ghi nhận thì chợ Trời ở Hà Nội bị mang tiếng xấu, quả cũng không oan.

Mô tả ảnh.
Đầu sáng, mà "thượng đế" lỡ sờ vào đồ là dễ bị "chèo kéo" tới bến (Ảnh: Phạm Huyền)

Cái công khai, bày bán ngang nhiên ở đây còn là đồ lậu. Và nguồn gốc xuất xứ mua lậu này cũng được các chủ hàng công khai ngay với khách.

Với nhu cầu cần 1 chiếc máy ghi âm số, chị Thu H, sinh viên ngành báo chí, vào một cửa hàng điện tử đầu phố Thịnh Yên hỏi mua. Cô chủ hàng mang ra 2 chiếc máy ghi âm, một của JVJ và một của Sony. Cô chủ này thẳng thừng: “Máy Sony này là đồ lậu nên rẻ, có 800.000 đồng thôi. Ở ngoài siêu thị, họ bán giá tầm 1,4 triệu đấy.”

“Còn cái máy JVJ này, chị nhập chính hãng ở Malasyia, giá 1,25 triệu đồng. Trên Vincom, họ bán 1,8 triệu đồng. Không tin, em lên Vincom mà khảo giá”.

Đoạn, cô chủ khuyên chân tình: “Em nên mua cái máy JVJ, vì chị bảo hành 1 năm. Còn cái kia, đồ lậu, bọn chị chỉ bảo lãnh 1 tuần thôi”.

Sau một hồi cò kè bớt một thêm hai, Thu H cũng mua được chiếc máy ghi âm JVJ với giá 1,1 triệu đồng.

Mô tả ảnh.
Mua USB ở chợ Trời, tưởng rẻ lại hóa đắt (ảnh: Phạm Huyền)

Tương tự, tại khu bán đồ điện tử khác nằm ngay giữa ngõ 2, Thịnh Yên, các chủ hàng luôn luôn quảng cáo với giá “rẻ như trong mơ” và Trung tâm thương mại Vincom cách khu chợ vài trăm mét, luôn được lấy ra làm “so sánh”.

Một ông chủ quầy tivi trong khu này mời mọc chúng tôi: “Mua chiếc TV 21inchs Sony, tôi lấy 1,4 triệu, chứ Vincom, phải 3,8 triệu.”

Tương tự, đầu kỹ thuật sở ở đây rẻ nhất là 380.000 đồng trong khi đầu chính hãng thì phải 1,750 triệu đồng. Một chiếc khóa càng xe máy Việt Tiệp có 85.000 đồng trong khi lắp ở xưởng xe Honda phải có giá 200.000 đồng.

Chiếc headphone ở đây được bán 40.000 đồng, nhưng nếu vào siêu thị đồ điện tử thì phải là, 200.000 đồng/chiếc. Đĩa DVD trắng chỉ 1.500 đồng/chiếc nhưng ở siêu thị, là 3000-4000 đồng.

Tuy nhiên, anh Phạm Quang Huy, nhân viên của một công ty chuyên sản xuất đồ chơi, một khách quen từ nhiều năm nay với khu chợ này đúc rút: “Chợ Trời chỉ hay với những người cần mua đồ cũ và sành đồ, chỉ rẻ với người biết mua và cũng chỉ vài quầy hàng là đáng tin cậy về chất lượng hàng mà thôi.”

"Còn với những “gà” mới đi chợ Trời thì đảm bảo là bị “hớ”, chỉ “tổ” mang cái bực mình về", anh Huy nói.

Để có được kinh nghiệm như bây giờ, anh Huy cũng phải “vấp” vài ba vụ bị lừa ở khu chợ này. Anh kể, có lần anh vớ bở, mua được ổ USD 8G với giá có 500.000 đồng, trong khi, đại lý chính hãng bán với giá 2 triệu đồng. Về cắm máy tính, copy dữ liệu xong thì mới tá hỏa, USB chỉ chứa một ít fìle, còn lại bao nhiêu dữ liệu vừa copy là… mất trắng. Kiểm tra kỹ thì chiếc USB đó chỉ có dung lượng 250MB”.

“Tính ra, tôi mua chiếc USB đó đắt gấp 5 lần bình thường đấy”, anh nói. Nhưng sau lần ăn quả đắng đó, Huy được coi là dân đi chợ siêu cao thủ và anh trở thành khách quen của của hàng phíp Hải Anh, vòng bi Hải Tuyết, động cơ cô Liên, động cơ cô Phương…

Vị chuyên gia chợ Trời, nghiền đồ rẻ này cũng không quên liệt kê những cái nhộm nhoạm của chợ: "Sáng sớm mà ra chợ, đã lỡ sờ vào hàng thì sẽ bị chèo kéo tới bến. Lỡ hỏi mua đồ nhưng không mua là dễ ‘ăn chửi. Đi xem đồ, để đuôi xe “chổng” vào quầy khác là cũng bị chửi. Trông mặt thánh thiện mà đi ra chợ thì chỉ có bị hét giá cắt cổ, hoặc mời mua đồ ‘dỏm”.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,