221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1265828
Thứ trưởng Công Thương "chê" DN chọn thời điểm tăng giá xăng
1
Article
null
Thứ trưởng Công Thương 'chê' DN chọn thời điểm tăng giá xăng
,

- “Tăng 590 đồng/lít xăng là hợp lý nhưng chọn đúng ngày 8 Tết để tăng giá là doanh nghiệp đã không khéo”, Thứ trưởng Bộ Công Thương đánh giá.

Tin liên quan:
- Giá dầu đồng loạt giảm 300-500 đồng/lít,kg
- Xăng bất ngờ tăng thêm 590 đồng/lít
- Từ 1/2, giảm thuế nhập khẩu nhiều loại xăng dầu

Sau hơn 2 tháng thực hiện Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, chiều tối 3/3, Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với các doanh nghiệp xăng dầu đánh giá lại việc điều chỉnh giá xăng dầu theo cơ chế mới này.

Chưa có kinh nghiệm... tăng giá

Sau lần tăng bất ngờ tới 590 đồng/lít xăng hôm 21/2, người tiêu dùng không khỏi hoài nghi về việc tăng giá bất hợp lý của các doanh nghiệp.

Song, chủ trì cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Cẩm Tú khẳng định: “Không có chuyện các doanh nghiệp xăng dầu lợi dụng quyền tự định giá theo Nghị định 84 để tăng giá bất hợp lý, hoặc có lãi lớn”.

Mô tả ảnh.
Tăng giá ngay sau Tết là không khéo. (Ảnh: Phạm Huyền)

Chúng tôi đã giám sát chặt chẽ các lần điều chỉnh giá của các doanh nghiệp và thấy rằng, họ đã làm đúng theo Nghị định 84. Điều đáng tiếc là doanh nghiệp chọn thời điểm tăng giá xăng như vừa qua là không khôn khéo”.

Từ ngày 15/12/2009, thời điểm Nghị định 84 có hiệu lực, các mặt hàng xăng dầu đã có 5 lần điều chỉnh giá.

Ngày 15/12/2009, xăng giảm 350 đồng/lít và dầu diesel tăng 300đồng/lít. Ngày 4/1/2010, dầu madút tăng lên 200 đồng/kg. Ngày 14/1, xăng tăng 450 đồng/lít và các mặt hàng dầu tăng 300 đồng/lít,kg. Ngày 21/2, xăng tăng 590 đồng/lít. Ngày 3/3, các mặt hàng dầu đồng loạt giảm 300-500 đồng/lít,kg.

Đúng ngày 8 Tết, người dân vừa ăn Tết xong, lại đón nhận tin giá xăng tăng mạnh nên phản ứng không tốt là điều dễ hiểu”, ông Tú nhận xét.

Về điều này, bà Nguyễn Thanh Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng: “Có lẽ là do các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm! Theo kinh nghiệm của Bộ Tài chính trước đây, việc tăng giá thường không bao giờ chọn vào thời điểm còn trong dịp Tết. Nhất là giá xăng là nhạy cảm. Ngay như giá điện, cũng phải tới 1/3 mới bắt đầu tăng”.

Nói về tác động của giá xăng dầu tới đời sống người dân và nền kinh tế, bà Hương cho biết, trên thực tế, chỉ có mặt hàng dầu như dầu diesel, dầu madut mới có tác động mạnh tới nền kinh tế nói chung.

Vì đây là đầu vào nhiều ngành công nghiệp như thép, xi măng, điện… Nhưng giá dầu lại không biến động mạnh. Thậm chí, ngày 3/3, dầu còn giảm giá.

Mặt hàng xăng vốn chủ yếu là đầu vào của tiêu dùng, nên khi tăng, chỉ tác động với người đi xe máy, ôtô chứ sẽ không ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế như dầu”, bà Hương nói.

Với mức tăng 590 đồng/lít vừa qua, bà Hương cho rằng, nếu 1 tháng người dân đi xe chỉ tiêu thụ 20-30 lít xăng, thì tính chi li ra, chi phí thêm tiền xăng trong sinh hoạt cũng không phải là lớn.

Nên công khai thông tin

Ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Petrolimex tranh thủ trần tình "nỗi oan" khi bị mang tiếng là kinh doanh xăng dầu lãi lớn, tăng thì mạnh, giảm thì nhỏ giọt.

Mô tả ảnh.
Giá xăng tăng chỉ ảnh hưởng tới người đi ôtô, xe máy. (Ảnh: Phạm Huyền)

Ông Bảo phân bua: “Khi có cơ hội giảm giá là chúng tôi giảm ngay. Nhưng khi phải tăng giá, chúng tôi luôn nín việc tăng lại.

Cho đến nay, Quỹ bình ổn giá xăng dầu mới chỉ có “trích” vào chứ chưa có xả quỹ. Vì chưa lần nào, giá cơ sở tăng vượt 7-12% so với giá bán lẻ, đủ điều kiện để xả Quỹ bình ổn.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng giám đốc Petrolimex kiến nghị, quỹ bình ổn giá xăng dầu cần được xác định lại và giới hạn về qui mô số dư.

"Khi nào Quỹ ở từng doanh nghiệp đã đủ qui mô cần thiết, thì có thể không phải nạp thêm quỹ nữa. Như vậy, giá bán lẻ xăng dầu sẽ không phải tăng do yếu tố trích Quỹ. Còn theo cơ chế hiện hành thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu là thứ Quỹ bất tận", ông Bảo nói.

Như vừa rồi, khi có biến động tăng đầu vào, chúng tôi phải chờ sau 38 ngày mới cho tăng giá xăng, chứ không phải 10 ngày. Nếu tăng sớm hơn nhưng chỉ 100-200 đồng/lít thì lắt nhắt, không cần thiết", ông Bảo chia sẻ.

Ông Võ Văn Quyền, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, các số liệu so sánh giá cơ sở và giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu cho thấy, chưa có sai sót gì trong việc tự định giá của các doanh nghiệp xăng dầu.

Có trường hợp sau khi tăng giá, các doanh nghiệp lại chuyển sang lỗ, nhưng vẫn giữ giá bán lẻ hiện hành. Đây là cố gắng lớn của các doanh nghiệp, cần được ghi nhận”, ông Quyền đánh giá.

Ví dụ, sau khi tăng giá hôm 14/1, 10 ngày sau, giá xăng dầu thành phẩm tăng lên khiến các mặt hàng xăng, dầu lại lỗ từ 300-700 đồng/lít,kg. 20 ngày tiếp theo, xăng dầu vẫn lỗ 100-350 đồng/lít, kg. Nhưng, các doanh nghiệp đã giữ giá bán lẻ.

Chỉ đến ngày 21/2, sau 38 ngày, các biến động đầu vào khiến giá cơ sở vượt giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng tới 2,9%, cao hơn 476 đồng/lít, các doanh nghiệp mới buộc phải tăng giá xăng.

Trong khi đó, giá bán lẻ so với giá cơ sở của dầu DO 0,05S cao hơn 351 đồng/lít, dầu hỏa: cao hơn 742 đồng/lít và dầu madut: cao hơn 272 đồng/kg, các doanh nghiệp đã quyết định giảm giá dầu từ 300-500 đồng/lít,kg vào tối 3/3.

Như vậy, theo các quan chức Bộ Tài chính, Công Thương thì vướng mắc lớn nhất hiện nay là “dư luận thiếu thông tin, chưa hiểu hết về cơ chế giá xăng”. Tháo gỡ “nút thắt” này phải là một cơ chế công bố về giá xăng minh bạch, công khai hơn nữa.

Ông Nguyễn Cẩm Tú đề nghị các doanh nghiệp nên chủ động công bố giá xăng dầu thành phẩm bình quân 30 ngày cho báo chí và người dân cùng biết, có thể định kỳ 7-10 ngày một lần.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,