221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1273713
Bộ Tài chính nói giá thép tăng là chính đáng ư?
0
Article
null
Bộ Tài chính nói giá thép tăng là chính đáng ư?
,

- Chỉ chưa đầy 3 tháng, giá thép xây dựng đã tăng trên 13%, gần gấp đôi mức tăng giá bình quân của cả năm 2009. Song Bộ Tài chính lại cho rằng, mức tăng ấy là có lý do chính đáng từ… bên ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Đợt thanh tra giá thép của Bộ Tài chính được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15- 3/3. Tuy nhiên, như mọi kết quả trước đó, không có một sai sót nào về việc tăng giá thép bất hợp lý được phát hiện cũng như cơ cấu giá thành sản xuất thép và cơ cấu giá thành sản phẩm thép bán ra cũng không có yếu tố nào là “đáng ngờ”.

Mặc dù, Bộ Tài chính thừa nhận rằng, giá thép đầu năm nay đã tăng quá mạnh.

3 tháng, giá cao gấp đôi mức tăng cả năm 2009

Năm 2009, các mặt hàng thép xây dựng tăng 6-7,5%. Quí I/2010, tính tới ngày 23/3 là thời điểm kết thúc đợ thanh tra, giá thép xây dựng tiếp tục tăng trên 13% so với tháng 12/2009.

Mô tả ảnh.
Thép cuộn đã tăng tới trên 16,4 triệu đồng/tấn (ảnh: Phạm Huyền)

Chỉ chưa đầy 3 tháng, giá của mặt hàng này tăng cao hơn gần gấp đôi mức tăng giá bình quân của cả năm 2009.

Cụ thể, từ ngày 15/3 đến 23/3/2010, hầu hết các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thép Việt Nam đều tăng giá bán bình quân từ 300-1.300 đồng/kg (300.000-1,3 triệu đồng/tấn).

Tổng công ty Thép Việt Nam điều chỉnh giá tới 4 lần, tăng bình quân 1.300đồng/kg, tăng khoảng 13% (ngày 18/3 tăng bình quân 500 đồng/kg; ngày 23/3/2010 tăng bình quân 800 đồng/kg).

Công ty CP Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh 5 lần, tăng khoảng 7,8%. Công ty CP Kim khí Hà Nội điều chỉnh 21 lần, tăng khoảng 6,07%; Công ty CP Kim khí miền Trung điều chỉnh 4 lần, tăng khoảng 1,9%, Công ty CP thép Vạn Lợi, tăng khoảng 6,2%.

Doanh nghiệp thép vẫn phụ thuộc giá thế giới
Tuy tăng giá mạnh, nhưng theo phân tích về kết cấu đầu vào của mặt hàng thép, cho thấy, các doanh nghiệp thép tăng giá hoàn toàn là do… bám sát và phụ thuộc biến động giá thế giới.

Chỉ vi phạm lỗi không đăng ký, niêm yết giá
Các doanh nghiệp thép chỉ vi phạm lỗi nhỏ, đó chưa chấp hành tốt quy định về đăng ký, niêm yết giá với tổng số tiền phạt hành chính là 31,5 triệu đồng.

Trong đó, 4 doanh nghiệp chưa đăng ký giá theo qui định. Có tên trong danh sách vi phạm “lỗi nhỏ” có cả những “cánh chim” đầu đàn của ngành thép: Tổng Công ty Thép Việt Nam, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty Cổ phần Kim khí miền Trung, Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội.

2 doanh nghiệp kinh doanh thép xây dựng không thực hiện việc niêm yết giá bán là Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội và Công ty Cổ phần thép Đình Vũ.

Ví dụ, trong cơ cấu giá thành sản xuất thép, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng từ 95% đến 97% giá thành. Trong đó, riêng phôi thép đã chiếm khoảng từ 92%- 4%, còn lại là nhiên liệu, động lực (điện, dầu, nước…), chi phí khác chỉ chiếm khoảng 3% đến 4%.

Trong cơ cấu giá thành sản phẩm các mặt hàng thép xây dựng, chi phí phôi thép chiếm 95% giá thành. Trong đó, phôi thép nhập khẩu chiếm tỷ trọng trên 50%, lượng phôi thép còn lại, sản xuất trong nước lại phụ thuộc chủ yếu vào thép phế liệu nhập khẩu.

Chi phí nhân công sản suất, chi phí vật liệu phụ, hay chi phí tài chính, bán hàng, quản lý… chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ khoảng từ 3-5% giá thành sản xuất, 6% giá thành sản phẩm nên không tác động nhiều vào giá thép.

Giá phôi thế giới (CIF) chào bán tại cảng Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm đến giữa tháng 3. Giá đầu năm khoảng từ 490-520 USD/tấn đến giữa tháng 3 đã tăng khoảng từ 540-590 USD/tấn, tăng bình quân khoảng trên 13%, gần bằng mức tăng của cả năm 2009.

Cũng như phôi thép, giá CIF thép phế nhập khẩu chào bán tại cảng Việt Nam từ đầu năm đến giữa tháng 3 cũng tăng mạnh. Từ khoảng 370-385 USD/tấn đến giữa tháng 3/2010, giá thép phế đã tăng lên 390-430 USD/tấn. Mức tăng bình quân khoảng 11,7% và mức tăng đã đạt trên 70% của cả năm 2009.

Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ năm 2009, quý I/2010 liên tục tăng đã tác động không nhỏ tới giá thép. Giá xăng dầu, giá điện, nước, lãi vay tín dụng có biến động tăng.

Do đó, bộ Tài chính khẳng định, giá bán các mặt hàng thép trong nước phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của giá phôi, giá thép phế liệu trên thế giới là tất yếu.

Thanh tra Bộ Tài chính đề nghị các doanh nghiệp cần thực hiện việc rà soát toàn bộ các khâu trong quy trình sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tối đa chi phí, hạ giá thành và giá bán sản phẩm.

Năm 2009, tăng giá hàng trăm lần, vẫn lỗ
Kết luận trên cũng tương tự đối với việc kiểm tra các biến động của giá thép thời kỳ năm 2009. Các doanh nghiệp tăng giá với tần suất rất dày, nhưng rốt cục, hiệu quả kinh doanh đa phần là lỗ.

Mức giá các mặt hàng thép xây dựng năm 2009 tăng bình quân khoảng từ 6%- 7,5%.

Trong đó, tỷ lệ tăng mạnh nhất là mặt hàng thép của Công ty CP Kim khí miền Trung, Kế đến, Tổng công ty thép Việt Nam tăng khoảng 6,7%, điều chỉnh giá 31 lần nhưng lỗ 791 tỷ đồng.

Công ty CP Kim khí Hà Nội điều chỉnh 163 lần, tăng khoảng 0,7% và lỗ 20 tỷ đồng. Công ty CP thép Vạn Lợi, tăng khoảng 1,7% nhưng vẫn lỗ 172 tỷ đồng.

Chỉ có hai công ty lãi là Công ty Cổ phần Kim khí miền Trung, tăng khoảng 7,5% với 32 lần điều chỉnh, lãi 10 tỷ đồng. Công ty CP Gang tháp Thái Nguyên thay đổi giá 20 lần, tăng khoảng 5,5%, lãi 73,8 tỷ đồng.
  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,