Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực này đã bộc lộ nhiều bất cập.
Tin bài trên VNN:
Đấu giá đất sai quy định để hạn chế ’cò’
“Hút máu” của người bán máu
Người đẹp sinh viên yếu ứng xử hay kém văn hoá?
Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, xây dựng như thế nào để bảo vệ tốt người tiêu dùng bao gồm cả người tiêu dùng sử dụng những dịch vụ, sản phẩm, những lĩnh vực mới mà pháp luật hiện hành chưa đề cập đến là một thách thức lớn.
PGS-TS Nguyễn Như Phát - Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chuyên gia pháp lý, PGS-TS Nguyễn Như Phát - Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về vấn đề này.
Thưa Phó GS-TS Nguyễn Như Phát, Ông đánh giá như thế nào về thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng hiện nay?
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng hiện nay đã phần nào ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền của người tiêu dùng như quyền được thông tin, được an toàn, được lựa chọn, được khiếu nại… Đồng thời, pháp luật cũng ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc bảo vệ người tiêu dùng của nước ta hiện nay thể hiện nhiều bất cập.
Việc xây dựng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, xây dựng như thế nào để bảo vệ tốt người tiêu dùng bao gồm cả người tiêu dùng sử dụng những dịch vụ, sản phẩm, những lĩnh vực mới mà pháp luật hiện hành chưa đề cập đến là một thách thức lớn.
Những bất cập đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân như những quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong các văn bản pháp luật hiện hành tỏ ra lạc hậu so với sự phát triển đa dạng của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng bị vi phạm nhiều hơn. Hệ thống pháp luật thiếu tính đồng bộ, quy định thiếu tính cụ thể, chế tài không phù hợp thậm chí có những lĩnh vực pháp luật “ không với tay” đến để điều chỉnh và hậu quả là người tiêu dùng bị thiệt hại.
Ông có thể nói cụ thể hơn về những lĩnh vực mà pháp luật còn bỏ trống?
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, thậm chí có những sản phẩm dịch vụ chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường ví dụ dịch vụ bán hàng đa cấp, bán hàng qua mạng, thị trường chứng khoán… Hoặc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do áp lực của hội nhập các ngân hàng không ngừng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích để tăng tính cạnh tranh.
Người tiêu dùng: Quyền của tôi? Nghĩa vụ của tôi?. Ảnh minh họa
Bên cạnh tiện ích, sự phát triển đó cũng phát sinh nhiều rủi ro cho người tiêu dùng và đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng hệ thống pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho họ. Ví dụ, khi khách hàng sử dụng dịch vụ ATM để rút tiền, do lỗi từ phía ngân hàng mà tiền khách hàng không rút nhưng vẫn bị trừ trong tài khoản thì trách nhiệm của ngân hàng đến đâu hoặc người dân gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng bị đổ vỡ thì quy trình giải quyết đổ vỡ được thực hiện như thế nào để bảo vệ được quyền lợi cho dân…
Điều đó có nghĩa rằng Ông đang muốn đề cập đến khoảng trống của pháp luật trong việc bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính?
Đúng như vậy. Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cần được hiểu theo nghĩa rộng trong đó bao gồm cả việc bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ hàng hóa thông thường và người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính bởi đây là một khu vực quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống dân sinh.
Nếu chúng ta không bảo vệ tốt người gửi tiền, để dân mất tiền gửi thì hậu quả xấu có thể xảy ra như người dân mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn do người dân không gửi tiền vào ngân hàng..
Ví dụ nếu chúng ta không bảo vệ tốt người gửi tiền, để dân mất tiền gửi thì hậu quả xấu có thể xảy ra như người dân mất tin tưởng vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong quá trình huy động vốn do người dân không gửi tiền vào ngân hàng, thậm chí có thể gây ra những bất ổn về mặt chính trị, xã hội.
Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới rất chú trọng đến việc bảo vệ người gửi tiền sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng. Một số nước xây dựng đạo luật riêng để bảo vệ người gửi tiền như Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Canada, Mỹ….
Ông đánh giá thế nào về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay và có lẽ đang bị “bỏ quên”?
Khi xây dựng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng, chúng ta chưa chú trọng nhiều đến việc bảo vệ người tiêu sử dụng dịch vụ tài chính. Đây cũng là một vấn đề cần phải được quan tâm và xem xét một cách nghiêm túc để bảo vệ được quyền lợi cho dân đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một mạnh mẽ. Vấn đề này không nhất thiết được ghi nhận trong luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì thực tế có rất nhiều loại dịch vụ đặc thù. Tuy nhiên, chúng ta có thể và cần phải ghi nhận và điều chỉnh tại pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính.
Tiền gửi của người dân cần được bảo đảm an toàn
Theo Ông giải pháp của vấn đề này là gì?
Hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Một nguyên tắc cơ bản là hệ thống pháp luật đó phải đáp ứng, phù hợp với sự phát triển của tình hình kinh tế xã hội, các quan hệ xã hội là các gốc để hình thành nên pháp luật. Do vậy, xây dựng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính là điều rất cần thiết.
Điều quan trọng là chúng ta cần xây dựng được hệ thống pháp luật để bảo vệ người gửi tiền thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi hoặc Luật bảo vệ người gửi tiền vì người gửi tiền là một đối tượng đặc biệt, chiếm phần lớn người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính. Hiện nay, khi xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng cần chú ý tới tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung và người gửi tiền nói riêng.
-
Minh Hải