221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1277691
Nước không về hồ Hòa Bình, điện càng thêm căng thẳng
1
Article
null
Nước không về hồ Hòa Bình, điện càng thêm căng thẳng
,

- 20 ngày kể từ 8/5 tới, nước sẽ không về hồ Hòa Bình, hồ thủy điện lớn nhất miền Bắc, khiến cho việc cung cấp điện trong tháng 5 sẽ càng căng thẳng.

TIN LIÊN QUAN



Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cho biết như vậy trong thông cáo về tình hình cung cầu điện tháng 4, vừa phát đi hôm 5/5.
Mô tả ảnh.
Tháng 5 có thêm 5-10 triệu kWhd/ngày (ảnh: theo Cty điện lực HN )

Thủy điện Hòa Bình với công suất 1.920MW, là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay, đóng góp tới gần 20% sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Do đó, chỉ cần mực nước hồ Hòa Bình sụt giảm là sẽ gây khó khăn tức thì tới nguồn cung ứng điện cho miền Bắc.

Theo EVN, “hiện tượng” nước không về hồ Hòa Bình trong 20 ngày liền, là do phải chặn cống dẫn dòng để tích nước hồ Sơn La..

Cập nhật tình hình các nguồn điện tháng 4 vừa qua, EVN cho biết, thời tiết có một chút thuận lợi (miền Bắc và Bắc Trung Bộ có hôm có mưa, trời mát, miền Trung và miền Nam có hôm có mưa dông), nhưng lưu lượng nước về các hồ thủy điện vẫn thấp.

Cụ thể, ở các hồ thủy điện miền Bắc, lưu lượng nước tiếp tục thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm (TBNN) từ 45% đến 83%, các hồ thủy điện miền Trung và miền Nam cũng đạt thấp hơn giá trị TBNN từ 30% đến 71%, riêng hồ Hàm Thuận vượt giá trị TBNN 126%.

Với tình trạng này, các nhà máy thủy điện phía Bắc như Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang đã phải khai thác hạn chế để giữ nước hồ cho cuối mùa khô, các nhà máy thủy điện miền Trung và miền Nam khai thác theo kế hoạch điều tiết.

EVN cũng đã khai thác đối đa nguồn nhiệt điện than và tuabin khí khai, khai thác cao nguồn nhiệt điện dầu (Thủ Đức, Ô Môn) và mua điện Trung Quốc tối đa theo hợp đồng để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Tuy nhiên, nguồn điện được trông chờ để bù đắp cho sự thiếu hụt của thủy điện là các nhà máy nhiệt điện than mới, lại chưa vận hành chưa ổn định. Ví dụ như nhiệt điện Hải Phòng 1 bị sự cố từ ngày 2/3, nhiệt điện Quảng Ninh 1 bị sự cố từ 14/4, nhiệt điện Cẩm Phả bị sự cố lò 1 từ 18/4 và bị sự cố máy từ 25/4.

Trong khi đó, tháng 5, thời tiết sẽ có nắng nóng trên diện rộng và diễn biến lượng nước về các hồ thuỷ điện sẽ vẫn suy giảm. Tình hình cung cấp điện tháng 5 vẫns tiếp tục khó khăn, EVN khẳng định.

Theo kế hoạch cung ứng điện tháng 5 đã chuẩn bị từ trước, EVN vẫn sẽ huy động thêm 5-10 triệu kWh/ngày trong nửa đầu tháng 5, đưa mức sản lượng huy động trung bình trên toàn hệ thống sẽ từ 275-280 tr.kWh/ngày. Công suất lớn nhất khoảng 15.900 MW.

Tuy nhiên, so với phụ tải được dự báo thì mức huy động trên vẫn thiếu hụt khoảng 10- 15 triệu kWh/ngày.

Mặc dù khống chế sản lượng hệ thống 270 triệu kWh/ngày nhưng trong tháng 4, EVN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, đồng thời cấp điện tuyệt đối an toàn phục vụ các sự kiện lớn của đất nước và các địa phương: Kỷ niệm 35 ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày giỗ tổ Hùng Vương, các lễ hội...

Tháng 4, do tiết giảm điện, sản lượng trung bình ngày đạt 267,8 tr.kWh, thấp hơn mức dự báo là 285 triệu kWh/ngày, tăng 14,24% so cùng kỳ năm trước.


Điện sản xuất và mua của EVN tháng 4 đạt 7,783 tỷ kWh, tăng 14,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện sản xuất 4,603 tỷ kWh, tăng 11,78%, điện mua ngoài 3,180 tỷ kWh, tăng 18,26% so cùng kỳ (điện mua Trung Quốc 403 tr.kWh, tăng 9,8% so cùng kỳ).

  • Phạm Huyền

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,