221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1277313
Vietcombank bó tay với tình trạng "tắc" ATM?
1
Article
null
Vietcombank bó tay với tình trạng 'tắc' ATM?
,

- Đã qua dịp nghỉ lễ, nhưng ngay trong ngày đầu tiên đi làm trở lại của tháng 5, nhiều cây ATM của Vietcombank lại vẫn “tắc tị”. Chuyện xảy ra như cơm bữa nhưng phía ngân hàng dường như “bó tay”.

TIN LIÊN QUAN

Chạy long sòng sọc để rút tiền

Ngân hàng báo sập mạng, treo lương, thưởng “xuyên qua” 4 ngày nghỉ lễ khiến cho nhiều cán bộ công chức phải “nghỉ lễ” trong tình trạng viêm màng túi. Thế nhưng, chiều 4/5, ngày đi làm trở lại, không ít người đã phải rất gian nan vòng vèo đi qua 4-5 điểm ATM, mới rút được tiền. Có cây ATM treo từ sáng tới tận 19h30 tối vẫn chưa hoạt động trở lại.

Mô tả ảnh.
Muốn rút tiền ở ATM, phải ’quá tam ba bận" (ảnh: Phạm Huyền)

Nguyễn Thị Nguyệt, một nhân viên làm tại công ty PR kể: “ Tôi chỉ cần 1 triệu đồng tiền mặt thôi, mà phải chạy long sòng sọc cả chiều nay mới xong”.

Nhà Nguyệt ở ngay gần Trường ĐH KHXH&NV nên cũng “khởi động” việc rút tiền tại cây ATM gần trường Đại học này. Tuy nhiên, “xui xẻo cho cô nhân viên PR này là 2 buồng ATM tại đây đều thông báo “tạm ngừng phục vụ”.

Nguyệt kể: “Lộ trình được vạch ra sẽ là đến điểm ATM tại phố Hoa Lư, gần Triển lãm Vân Hồ. Đến đây, hí hửng vì thấy máy trong tình trạng hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi bấm lệnh rút tiền thì…, rất lâu sau, máy lại “nhè” thẻ ATM ra và thông báo tiếng Anh: giao dịch không thành công”.

Quá ngán ngẩm, nhưng rất cần tiền mặt, Nguyệt đi xe tiếp xuống cây ATM lại cuối Bà Triệu, ngay trụ sở phòng giao dịch của một chi nhánh Vietcombank.

Khoảng 14h, có đến 10 người đứng tràn ra vỉa hè, cả khách Tây lẫn khách Ta, xếp hàng chờ đợi tại buồng ATM này với gương mặt chán nản. Lần lượt từ buồng thẻ đi ra, ai nấy đều lắc đầu, chia sẻ thông tin với khách kế tiếp: “không rút được tiền đâu”.

Cô nhân viên này kể tiếp: “Đúng lúc đó, có vị khách “may mắn” đi qua báo tin: Có cây ATM trên phố Huế rút được tiền đấy, cả nhóm khách của Viecombank mừng như nghe tin trúng số độc đắc, rủ nhau kéo lên phố Huế. Riêng tôi, để ăn chắc hơn thì vòng tiếp qua một điểm ATM ở phố Đại Cồ Việt, cũng là trên đường đi sang phố Huế.”

“Tuy nhiên, đúng là số đen! Ở điểm này, một buồng ATM báo ngừng phục vụ, một buồng có khách đang rút tiền nhưng sau một hồi đút vào, rút ra cái thẻ ATM, vị khách này cũng báo: không rút được tiền”.

Rốt cục, đến điểm ATM phố Huế, đúng lúc có xe nạp tiền của ngân hàng đi ra, và vị khách khốn khổ này mới thực hiện được giao dịch rút tiền tự động.

Góp thêm cho câu chuyện về hành trình gian nan này, chị Phạm Hà An, một đồng nghiệp cùng công ty của Nguyệt nói: “Đó là chuyện xảy ra như cơm bữa.”

Sáng nay, chị An cũng đã quay trở lại điểm rút tiền ATM ở trụ sở Bưu điện TP Hà Nội nhưng vẫn không “ăn thua". Sau đó, chị An phải “chạy” sang điểm rút tiền ATM ở phố Nguyễn Bỉnh Khiểm cũng không rút được tiền.

“14h chiều, tôi quay lại điểm ATM Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẫn thấy cây ATM báo tạm ngừng phục vụ và đến 19h30, quay trở lại cây ATM ở bờ hồ, máy vẫn treo như thế”, chị An nói.

Tương tự tình trạng này, nhiều khách hàng phản ánh tới PV VietNamNet, lúc 16h30, một trong hai cây ATM ở nhà C4, Giảng Võ của ngân hàng Vietcombank cũng bị tắc!

Phải chấp nhận ATM tắc?

Trao đổi với PV VietNamNet về các sự cố trên, các lãnh đạo của Vietcombank vẫn rất “bình thản” và thậm chí “ngơ ngác, giờ mới biết!”

Mô tả ảnh.
Điểm rút tiền tự động ATM của Vietcombank hoạt động "phập phù" (ảnh: Phạm Huyền)

Khi nhắc tới tình trạng ngày 29/4, nhiều công ty không “chuyển khỏan” tiền lương, thưởng vì hệ thống lỗi mạng, và nhân viên hết giờ hành chính là nghỉ, không làm việc thêm (tại phòng giao dịch của chi nhánh Thành Công), ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc phụ trách về công nghệ của Vietcombank rất ngạc nhiên.

Ông cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được báo cáo nào của các chi nhánh về tình trạng có sự cố này. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe có chuyện phục vụ như vậy!”.

Ông Tuấn nhấn mạnh: “Theo qui định làm việc của chúng tôi, nếu có sự cố về mạng, thì nhân viên ngân hàng cũng phải làm thêm ngoài giờ hành chính, bao giờ chuyển khoản được cho khách mới thôi.”

Do vậy, trước thông tin báo VietNamNet nêu, ông Tuấn khẳng định, sẽ cho kiểm tra ngay chi nhánh Thành Công và các chi nhánh nào khác để xảy ra tình trạng đó và nhân viên nào đã có hành xử với khách hàng như lấy lý do hết giờ hành chính, bỏ mặc khách hàng như vậy.

“Căn cứ vào tình hình chuyển khoản ngày 4/5 và 29/4, chúng tôi sẽ làm rõ được các trường hợp khách hàng gặp sự cố này và sẽ xử lý nghiêm các chi nhánh phục vụ không tốt.”, ông Tuấn khẳng định.

Trở lại chuyện cây ATM thường xuyên bị trục trặc đúng dịp ngày nghỉ lễ…, bà Nguyễn Thu Hà, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết: “Chúng tôi đã có công văn yêu cầu các chi nhánh báo cáo về các sự cố như vậy trong dịp nghỉ lễ để có cách khắc phục, xử lý.”.

Theo bà Hà, nguyên nhân của những trục trặc tên là do hệ thống ATM quá tải, nhu cầu rút tiền quá lớn nên hệ thống dễ bị treo.

Ông Đào Minh Tuấn lấy dẫn chứng: “Ngay trong ngày 29/4, khối lượng giao dịch rút tiền qua ATM đã gấp 10 lần so với ngày thường.

Vào ngày nghỉ lễ, máy ATM hết tiền tới 3 lần hay vì 1 lần như mọi ngày. Trong điều kiện giao thông Hà Nội hay tắc nghẽn, rất khó để các xe nạp tiền của ngân hàng xoay sở kịp, 1 ngày 3 lần đi “đổ tiền” kịp đáp ứng nhu cầu cho khách, ông cho biết.

Tuy nhiên, các lãnh đạo của Vietcombank đều không dám cam kết về chất lượng ATM mà chỉ nói là sẽ nỗ lực tối đa, cố gắng hạn chế các trục trặc đó.

“Vì hiện nay, đi tàu còn bị kẹt giờ, điện dùng còn bị cắt thì ATM trục trặc là điều phải chấp nhận. Ở Việt Nam, người dân chỉ dùng tiền mặt giao dịch, việc nhận lương hoàn toàn trông chờ vào hệ thống ATM thì ATM sẽ vẫn… vậy thôi. Tại sao, người dân không đi rút tiền vào ngày khác hoặc rút trực tiếp tại trụ sở ngân hàng thay vì cứ dồn vào cuối tháng và chờ đợi ở ATM”, bà Hà nói.

  • Phạm Huyền- Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,