- Giữa lúc nước sôi lửa bỏng về cung ứng điện, thủy điện cạn kiệt và ngày càng tiến gần mực nước chết thì các nhà máy nhiệt điện vẫn “chập cheng” không hoạt động ổn định.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Trước tình hình căng thẳng này, hôm 21/6, Bộ Công Thương lại ban hành tiếp Chỉ thị số 17 yêu cầu 3 tập đoàn năng lượng phải cùng nhau tập trung khắc phục mọi sự cố về nguồn để đảm bảo cung ứng điện.
Thủy điện cạn kiệt (ảnh: theo congthuong) |
EVN tập trung khắc phục các sự cố nguồn nhiệt điện, để chậm nhất sau 20/6, phải đưa hai nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và Quảng Ninh 1 hoạt động trở lại, chỉ đạo các đơn vị phát điện trực thuộc, phải tăng cường ứng trực, khắc phục nhanh các sự cố nhà máy điện nếu xảy ra.
Bộ cũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm việc với nhà thầu Talisman - Malaysia, đơn vị cùng khai thác mỏ dầu khí chung với PVN, rút ngắn thời gian bảo dưỡng, sửa chữa giàn cung cấp khí PM3-CAA cấp cho cụm nhà máy Cà Mau.
Trong thời gian này, PVN phải phối hợp với EVN xác định sản lượng phát điện nhà máy Cà Mau và chuẩn bị đủ dầu DO để chạy đủ sản lượng đó.
Đồng thời, PVN phải duy trì việc cung cấp khí đảm bảo huy động đủ công suất, sản lượng cụm nhà máy điện Phú Mỹ, Nhơn Trạch.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam phải tăng cường ứng trực, khắc phục sớm sự cố để đưa vào vận hành trở lại các tổ máy nhiệt điện Sơn Động và Cẩm Phả.
Ngoài ra, Chỉ thị còn nêu rõ, các đơn vị sản xuất kinh doanh có nguồn điện dự phòng, phải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị điện lực, huy động nguồn này nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn về cung ứng điện hiện nay.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, EVN, Cục Điều tiết điện lực phải giám sát các đơn vị điện lực tiết giảm điện đúng qui định của Chính phủ và Bộ Công Thương.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, tính đến chiều ngày 21/6, các hồ Thủy điện phía Bắc suýt soát mực nước chết, đều ở ngưỡng nguy hiểm như hồ Thủy điện Hòa Bình chỉ còn cách mực nước chết 1,2m, hồ Tuyên Quang là 57cm, hồ Thác Bà là 17cm.
-
Phạm Huyền