221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1286488
Nhầm lẫn thương hiệu: chuyện không chỉ ở Jetstar Pacific
0
Article
null
Nhầm lẫn thương hiệu: chuyện không chỉ ở Jetstar Pacific
,

 - Trong khi Hàng không giá rẻ Jetstar Pacific (JPA) đang vật lộn để thay đổi biểu tượng vì bị đánh giá là dễ gây nhầm lẫn, thì cũng hãng khác trong nước lại sử dụng tàu bay mà biểu tượng dễ làm hành khách hiểu nhầm hơn. Trên thực tế, việc thiếu một quy định rõ ràng về thương hiệu trong hoạt động hàng không nội địa đang làm khó các hãng bay.

TIN LIÊN QUAN

Cambodia Angkor Air bay ở Việt Nam?

Mới đây, một hành khách phản ánh tới báo VietNamNet chuyện vị này bay chuyến TP.HCM - Phú Quốc đã bay trên máy bay sơn biểu tượng hãng hàng không Cambodia Angkor Air. Ông hết sức ngạc nhiên vì đây là chuyến bay do Vietnam Airlines thực hiện, mọi thủ tục mua vé, check-in hay dịch vụ khác đều do Vietnam Airlines thực hiện.

Mô tả ảnh.
Máy bay Cambodia Angkor Air đậu tại sân bay Đà Nẵng ( Ảnh do bạn đọc Minh Anh cung cấp)

Theo ghi nhận của người viết, chiếc tàu bay thương hiệu "lạ" này  cũng đã từng xuất hiện tại sân bay Đà Nẵng, Nha Trang.

Đem chuyện này thắc mắc lên cơ quan quản lý nhà nước về hàng không, Phó Cục trưởng Lưu Thanh Bình cho hay, như lãnh đạo Vietnam Airlines báo cáo thì đúng là hãng có sử dụng máy bay sơn biểu tượng Cambodia Angkor Air để bay một vài chuyến nội địa.

Đây là chiếc tàu bay Vietnam Airlines sẽ bàn giao cho hãng Hàng không quốc gia Campuchia theo chương trình hợp tác giữa hai bên (ban đầu là 3 chiếc). Tuy nhiên, việc đăng ký khai thác máy bay đó vẫn là ở Việt Nam, chưa chuyển giao cho phía bạn do Cambodia Angkor Air đang trong giai đoạn chuyển đổi. Do vậy, khi Vietnam Airlines thiếu máy bay thì nó được ...huy động khai thác.

Trong trường hợp này, ông Lưu Thanh Bình nhận xét, Vietnam Airlines cũng không sai vì cơ quan quản lý nhà nước có thể "linh động" cho phép. Bản thân Vietnam Airlines hay bất kỳ hãng nào khác thuê máy bay, được Cục Hàng không đồng ý cho phép khai thác, nếu chưa kịp sơn lại biểu tượng vẫn có thể trưng dụng ngay nếu thiếu, cần gấp.

Về phía cơ quan quản lý thì không có vấn đề gì. Những người biết rằng Vietnam Airlines đang tham gia góp vốn với hãng hãng không Cambodia Angkor Air thì cũng không vấn đề gì.

Song, với hành khách thông thường thì khi nhìn vào, họ có thể sẽ hiểu nhầm rằng hình như Vietnam Airlines đang thuê máy bay của Campuchia hoặc họ đang bay trên đường bay của hãng Cambodia Angkor Air!?

Đến chuyện của Jetstar Pacific

Trở lại vấn đề của hãng hàng không giá rẻ có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là tập đoàn Qantas (Australia). Câu chuyện ở đây là cơ quan quản lý Nhà nước không cho JPA sử dụng biểu tượng "chữ Jetstar (hoặc chữ Jet) và ngôi sao màu vàng cam" do dễ gây nhầm lẫn. Vậy chuyện nhầm lẫn này có hay không đối với những hãng khác, điều đó phải tiến hành điều tra rộng rãi thì mới biết.

Mô tả ảnh.
JPA đang vật lộn với chuyện thay đổi biểu tượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý. (Ảnh: Phương Hà)
Còn nếu xét trên góc độ nhầm lẫn thì rõ ràng, việc Vietnam Airlines dùng tàu bay sơn chữ Cambodia Angkor Air để bay nội địa thì dễ gây nhầm lẫn hơn với trường hợp của JPA.

Trường hợp của JPA, chuyện nhầm lẫn thương hiệu như thế nào xét sau, mà vấn đề là trong điều kiện khó khăn, thua lỗ triền miên, doanh nghiệp đã phát hiện và thấy được lợi ích để tận dụng (sự liên doanh, liên kết).

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia liên minh, nhượng quyền thương hiệu thì đầu tiên là phải cân nhắc cái lợi cái thiệt, và có lợi mới làm. Xét về bản chất, đây là công ty cổ phần, đương nhiên công tác quản lý doanh thu và sử dụng thương hiệu sẽ có cổ đông của họ giám sát và theo dõi.

Chưa kể, còn có sự kiểm duyệt của đại diện Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) cũng tham gia quản lý về mặt chuyên môn.

Trong chuyện này, việc cơ quan quản lý chưa theo kịp thực tế đôi khi cũng gây sóng gió đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh doanh hàng không nội địa vẫn đang lỗ. Thay đổi biểu tượng của JPA đồng nghĩa với việc hãng này phải tốn thêm một khoản không nhỏ để đổi biển hiệu, sơn mới thiết bị, tàu bay và quảng bá.

Do vậy, các cơ quan chức năng cũng cần sớm có quy định cụ thể về để các doanh nghiệp làm theo, tránh việc để doanh nghiệp tự mò đường đi nước bước, đến lúc thấy sai thì thổi còi.

Mới đây, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam xem xét, sửa đổi Nghị định 76/2007/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. Ông Lưu Thanh Bình cho hay, sau 5 năm đi vào thực tế, cũng cần ra soát sửa đổi Luật Hàng không xem điều nào bất cập, điều nào cần phải bổ sung.

Các vấn đề nêu ra như tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài, quy định về biểu tượng, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm... cơ quan này đang nghiên cứu, xem xét, nếu thấy cần phải sửa sẽ báo cáo xin ý kiến Thủ tướng trước khi trình Quốc hội thông qua. Chờ đợi quy định mới, các hãng hàng không còn phải tiếp tục tự dò dẫm đường đi.

  • Phương Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,