221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1291114
Cung ứng điện tháng 7, vẫn... "nhờ giời"
0
Photo
null
Cung ứng điện tháng 7, vẫn... 'nhờ giời'
,

- Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giãi bày với báo chí về chuyện thiếu điện hiện nay.

TIN LIÊN QUAN

"Trời mà hại thì đành chịu"

PV: Từ 1/7, EVN chấm dứt việc tiết giảm điện, ngừng cắt luân phiên nhưng vừa qua, sau 1/7, ở miền Trung vẫn phản ánh bị cắt điện, đúng hôm thời tiết 43 độ C. Ông có giải thích thế nào về việc này?

- Lệnh ngừng tiết giảm điện của tập đoàn là không có gì thay đổi. Tuy nhiên, lưới điện ở từng địa

Mô tả ảnh.
Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (ảnh: Phạm Huyền)
phương nếu vào lúc trời nắng nóng này thì khả năng mang tải của thiết bị bị giảm sút rất nhiều.

Khả năng chịu tải đó ngược với nhu cầu sử dụng điện, khi nhu cầu sử dụng điện cao, ở nhiệt độ 50 độ C thì rơ le sẽ tự ngắt, sa thải tự động. Tất cả các tình huống mất điện như vậy, tôi có nhận được thông tin và chủ yếu do lưới điện quá tải. Đó là vấn đề nặng về kỹ thuật, không tránh khỏi.

PV: Vậy, trong tháng 7 trở đi, khả năng cung ứng điện sẽ tốt hơn?

- Khi nhận thấy cung ứng điện cải thiện, chúng tôi đưa ra chỉ đạo ngừng tiết giảm trên hệ thống. Nhưng vấn đề là, chỉ đạo đó có thể đúng ở tuần này. Còn sang tuần, chỉ đạo đó còn khả thi hay không thì quả là, phụ thuộc thời tiết. Nếu cứ nắng nóng như miền Trung hiện nay mà không còn hồ không nước thì thật khó… Trời đã hại mình thì mình phải chấp nhận thôi.

PV: Chính phủ đã yêu cầu EVN phải báo cáo về tác động tiêu cực từ việc cắt điện tới sản xuất và đời sống xã hội. Vậy, EVN đã có đánh giá thiệt hại ban đầu như thế nào?

Trong giai đoạn cạn kiệt thủy điện, EVN đã huy động tất cả các nhà máy nhiệt điện giá thành cao và chấp nhận cả các nhà máy công suất nhỏ. 6 tháng qua, EVN đã chịu lỗ 4.700 tỷ nhưng vẫn không cữu vãn được tình hình thiếu điện.

- Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới, nếu giảm một đồng doanh thu của điện sẽ tương đương mất 2,5-3 đồng thiệt hại cho xã hội.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, có những cái không tính ra tiền bạc được. Ví dụ, đương mùa nóng, cắt điện là rất gây bức xúc trong toàn xã hội, ảnh hưởng đời sống nhân dân lớn.

Giờ tính toán rõ tác động gây thiệt hại cho nền kinh tế là một việc khó. Muốn chính xác, sẽ phải làm cụ thể từ mức tác động ở từng hộ tiêu thụ điện, thiệt bai bao nhiêu…, từ đó mới thống kê, tổng hợp. Ví dụ, dệt may nói là đang chạy hệ thống dây chuyền dệt, nhuộm… mà mất điện sẽ thiệt hại rất lớn.

Theo tôi, việc này không thể làm rõ và chính xác qua cái nhìn từ một ngành điện được mà nên để các cơ quan quản lý nên đứng ra đảm nhiệm.

Bế tắc bài toán vốn cho ngành điện

PV: Thưa ông, tại sao, các dự án trong tổng sơ đồ 6 luôn chậm tiến độ? Đó là lý do làm gia tăng tình trạng thiếu điện hiện nay.

5-11-09dien.jpg
Ngành điện đang thiếu vốn trầm trọng (ảnh: theo EVNhanoi)

- Không nhà đầu tư hay nhà thầu nào muốn chậm dự án cả. Tiến độ dự án cũng là vấn đề hiệu quả dự án. Với tốc độ tăng trưởng của ngành điện là 14,5%, cứ 1000 tỷ đồng đầu tư cho điện thì 1 năm phải trả 145 tỷ đồng, nếu cần vốn 10.000 tỷ thì phải trả 1.450 tỷ đồng/năm. Đối với nhà đầu tư, để chậm tiến độ dự án, thiếu điện thì không ai muốn.

Đối với nhà thâu, bản thân đem máy móc ra làm, bỏ vốn lưu động để mua vật liệu trong thi công và nếu chậm, họ cũng sẽ chịu lỗ do lãi suất ngân hàng.

Nhưng thực tế khi làm dự án ở Việt Nam, hầu hết, đều vướng giải phóng mặt bằng, với nhà máy qui mô lớn thường gặp phải rủi ro thi công thực tế, phát hiện có thay đổi kết cấu địa chất khác nên thường phải làm lại thiết kế và lý do lớn nhất là thiếu vốn.

PV: Nhiều năm nay, EVN vẫn kêu thiếu vốn cho ngành điện. Tình hình đến thời điểm này, bài toán vốn đã có thay đổi tích cực như thế nào?

- Năm 2010, ngành điện còn thiếu 10.000 tỷ đồng cho đầu tư. Có những dự án mà đến nay, chúng tôi không có đồng vốn nào trong tay. 6 dự án do EVN làm năm nay phải khởi công thì mới có 2 dự án khởi công được, còn 4 dự án nữa, tổng vốn tới 140 nghìn tỷ đồng, trong khi EVN một năm lãi chỉ 1000 tỷ đồng, làm sao cân đối được vốn đầu tư là rất khó.

Một số dự án lớn đã ký hợp đồng EPC, mà ba năm qua, chúng tôi không khởi công được vì không thu xếp được vốn.
Chúng tôi đã xin Chính phủ cho phép phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD. Nhưng vì dư nợ công cao, nên phát hành trái phiếu quốc tế không đơn giản nên ý định trên cũng chưa được duyệt.

Cách làm nhanh các nhà máy điện hiện là phải tìm cho được vốn đầu tư. Tất nhiên, chúng tôi thừa nhận là có những việc EVN làm chưa tốt, nhưng nguyên nhân cơ bản chậm tiến độ các công trình điện là vốn.

PV: Vì sao nhiều năm qua, không có thêm nhà máy điện nào của nước ngoài đầu tư?
- Từ năm 1997, không một nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm điện nữa. Một số nhà đầu tư có vào đàm phán nhưng mới chỉ hứa hẹn. Nguyên nhân lớn nhất là giá điện.

Ở Việt Nam, giá bán cho dân bình quân là 5,3 cent, 1700 đồng/kWh. Cách đây khoảng 5 năm, nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và nói với tôi rằng, họ không đi làm từ thiện mà đi tìm lợi nhuận. Nếu đầu tư ở Việt Nam vào điện với giá ấy là sẽ lỗ. Còn nếu làm từ thiện, họ cũng không làm vì từ thiện chỉ ủng hộ người nghèo, còn ở Việt Nam, hỗ trợ giá điện cho mọi đối tượng.

Hết năm 2015, EVN sẽ chỉ còn điều hành 37,5% tổng công suất nhà máy điện. Hiện nay, EVN chỉ sở hữu 9000MW trên tổng số 19.000 MW tổng công suất đặt của hệ thống điện quốc gia, chiếm 47%. Ngoài EVN, có 40 nhà đầu tư khác làm điện. Vì vậy, EVN không còn độc quyền về phát điện và chỉ còn độc quyền truyền tải. Đây là khâu Nhà nước đã thống nhất sẽ nắm giữ.

Riêng khâu mua bán điện, hiện thuộc EVN. Chủ tịch HĐQT EVN cho rằng, tách công ty này ra khỏi EVN để minh bạch là tốt nhất và nên thuộc một cơ quan quản lý Nhà nước nào đó.

  • Phạm Huyền (ghi)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,