Tuyệt chiêu “hất cẳng” cổ đông của chủ tịch HĐQT
Cập nhật lúc 11:30, Thứ Bảy, 21/08/2010 (GMT+7)
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa tống đạt cáo trạng buộc tội Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh Khoáng sản Lào Việt chiếm đoạt cổ phần của HĐQT…
Chiêu “mượn” cổ phần để kiểm soát công ty
Tháng 6/2007, ông Thái Lương Trí, Giám đốc Công ty TNHH Thái Dương Nghệ An đã tìm gặp ông Đoàn Văn Huấn, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ dạy nghề Thái Dương Hà Nội kêu gọi góp vốn với ông Oong Khăm Sivilay, Giám đốc Công ty Khoáng sản Thảo Oong Khăm khai thác quặng tại mỏ Huổi Chừn (Lào). Cuối năm 2007, ông Huấn đã giao gần 11 tỷ đồng cho ông Trí. Ngoài ra, ông Trí còn thuyết phục bà Chu Thị Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú góp gần12 tỷ đồng vào liên doanh này.
Tháng 10/2007, cơ quan chức năng của Lào đã cho phép liên doanh thăm dò khai thác mỏ Huổi Chừn với tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam là 65%, Lào là 35%. Ông Trí đã đề nghị ông Huấn cho mượn 11,25% cổ phần, bà Thành cho mượn 3% cổ phần để ông Trí có 37% cổ phần (cao hơn cổ phần của ông Oong Khăm Sivilay là 35%) để được làm Chủ tịch HĐQT điều hành Công ty Liên doanh Khoáng sản Lào Việt. Từ đó, cơ quan chức năng Lào đã xác nhận Liên doanh và cơ cấu cổ phần như sau: ông Thái Lương Trí 37%, ông Đoàn Văn Huấn 18%, bà Chu Thị Thành 10%, ông Oong Khăm Sivilay 35%.
Tháng 1/2008, Hội nghị cổ đông bầu ông Trí làm Chủ tịch HĐQT, ông Huấn làm Tổng giám đốc và bà Thành, ông Oong Khăm Sivilay làm Phó tổng giám đốc. Ngay sau Hội nghị, ông Huấn, bà Thành đòi lại số cổ phần 14,25% mà ông Trí đã mượn, nhưng ông Trí không chịu trả.
“Cất ghế” đồng nghiệp như thế nào?
Ngày 19/3/2008, ông Trí làm giả Biên bản họp hội đồng thành viên Công ty TNHH Thái Dương, đề nghị đổi tên từ Công ty Đại Phú (công ty này không có thật) của Công ty TNHH Thái Dương thành lập tại Lào thành Công ty Liên doanh khoáng sản Lào Việt để đưa vào điều chỉnh hồ sơ lần thứ 7. Ông Trí đã rút tên bà Thành, ông Huấn, đồng thời xin xoá bỏ giấy phép đầu tư và con dấu của Công ty Khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm.
Trong khi các cổ đông đang tranh chấp về tỷ lệ góp vốn và số cổ phần mượn, ông Trí đã bàn với cùng Dương Minh Hải (Phó giám đốc Công ty TNHH Thái Dương Nghệ An) và ông Mai Dalee (người Lào) lên kế hoạch dựng hồ sơ giả, nhằm hất cẳng những người đã góp vốn cho mình.
Trước tiên, để có trong tay sự hợp pháp trong kinh doanh, ông Trí đã giao cho Hải sang Lào làm hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh và giao cho bà Mai Dalee tạo con dấu giả cho Công ty cổ phần Khoáng sản Lào - Việt, sau đó, sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng của Lào cấp cho con dấu thật có nội dung mẫu dấu giả.
Trước khi được cấp con dấu thật, ông Trí đã dùng dấu giả đóng vào nhiều văn bản giao dịch gửi các cơ quan chức năng Lào và Việt Nam để làm thủ tục đầu tư ra nước ngoài và giấy phép khai thác mỏ Huổi Chừn.
Khi cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra về hành vi vi phạm pháp luật của nhóm đối tượng, ông Trí đã gấp rút chỉ huy thành lập một loạt công ty không có thật ngay trong TP. Vinh, như Công ty cổ phần Khoáng sản Tân Thái Dương; Công ty cổ phần Đa khoáng sản Thái Dương để hợp pháp hoá các hành vi sai trái của mình. “Chiêu” này của ông Trí đã “qua mặt” cơ quan điều tra nước bạn.
Ông Trí đã bỏ ra 1 triệu USD giao cho Hải lo các thủ tục được khai thác ở Lào mà không có tên hai cổ đông trên. Ông Trí đã trở về Việt Nam làm giả nhiều văn bản để được cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty Liên doanh Khoáng sản Lào - Việt mà không có tên của 2 cổ đông là ông Huấn và bà Thành.
Thiệt hại do hành vi lừa đảo
Tính đến thời điểm bị các cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Trí và đồng bọn đã làm thiệt hại, không có khả năng thu hồi của các bị hại hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng bằng thủ đoạn kêu gọi góp vốn đầu tư vào mỏ Huổi Chừn, Trí còn lấy của nhiều cá nhân khác số tiền lên đến 29,5 tỷ đồng. Hành vi của Thái Lương Trí và Dương Minh Hải đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân TP. Hà Nội vào cuối tháng 8/2010. Điều đọng lại qua vụ án là việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài cần có sự thẩm định kỹ đối tác, cũng như năng lực, thủ tục đầu tư nước bạn để tránh những rủi ro do chính “bạn đồng hành” mang lại.
(Theo Đầu tư)
TIN LIÊN QUAN |
---|
Vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân TP. Hà Nội vào cuối tháng 8/2010. (Ảnh: ĐT) |
Chiêu “mượn” cổ phần để kiểm soát công ty
Tháng 6/2007, ông Thái Lương Trí, Giám đốc Công ty TNHH Thái Dương Nghệ An đã tìm gặp ông Đoàn Văn Huấn, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ dạy nghề Thái Dương Hà Nội kêu gọi góp vốn với ông Oong Khăm Sivilay, Giám đốc Công ty Khoáng sản Thảo Oong Khăm khai thác quặng tại mỏ Huổi Chừn (Lào). Cuối năm 2007, ông Huấn đã giao gần 11 tỷ đồng cho ông Trí. Ngoài ra, ông Trí còn thuyết phục bà Chu Thị Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú góp gần12 tỷ đồng vào liên doanh này.
Tháng 10/2007, cơ quan chức năng của Lào đã cho phép liên doanh thăm dò khai thác mỏ Huổi Chừn với tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam là 65%, Lào là 35%. Ông Trí đã đề nghị ông Huấn cho mượn 11,25% cổ phần, bà Thành cho mượn 3% cổ phần để ông Trí có 37% cổ phần (cao hơn cổ phần của ông Oong Khăm Sivilay là 35%) để được làm Chủ tịch HĐQT điều hành Công ty Liên doanh Khoáng sản Lào Việt. Từ đó, cơ quan chức năng Lào đã xác nhận Liên doanh và cơ cấu cổ phần như sau: ông Thái Lương Trí 37%, ông Đoàn Văn Huấn 18%, bà Chu Thị Thành 10%, ông Oong Khăm Sivilay 35%.
Tháng 1/2008, Hội nghị cổ đông bầu ông Trí làm Chủ tịch HĐQT, ông Huấn làm Tổng giám đốc và bà Thành, ông Oong Khăm Sivilay làm Phó tổng giám đốc. Ngay sau Hội nghị, ông Huấn, bà Thành đòi lại số cổ phần 14,25% mà ông Trí đã mượn, nhưng ông Trí không chịu trả.
“Cất ghế” đồng nghiệp như thế nào?
Ngày 19/3/2008, ông Trí làm giả Biên bản họp hội đồng thành viên Công ty TNHH Thái Dương, đề nghị đổi tên từ Công ty Đại Phú (công ty này không có thật) của Công ty TNHH Thái Dương thành lập tại Lào thành Công ty Liên doanh khoáng sản Lào Việt để đưa vào điều chỉnh hồ sơ lần thứ 7. Ông Trí đã rút tên bà Thành, ông Huấn, đồng thời xin xoá bỏ giấy phép đầu tư và con dấu của Công ty Khai thác khoáng sản Thảo Oong Khăm.
Trong khi các cổ đông đang tranh chấp về tỷ lệ góp vốn và số cổ phần mượn, ông Trí đã bàn với cùng Dương Minh Hải (Phó giám đốc Công ty TNHH Thái Dương Nghệ An) và ông Mai Dalee (người Lào) lên kế hoạch dựng hồ sơ giả, nhằm hất cẳng những người đã góp vốn cho mình.
Trước tiên, để có trong tay sự hợp pháp trong kinh doanh, ông Trí đã giao cho Hải sang Lào làm hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh và giao cho bà Mai Dalee tạo con dấu giả cho Công ty cổ phần Khoáng sản Lào - Việt, sau đó, sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng của Lào cấp cho con dấu thật có nội dung mẫu dấu giả.
Trước khi được cấp con dấu thật, ông Trí đã dùng dấu giả đóng vào nhiều văn bản giao dịch gửi các cơ quan chức năng Lào và Việt Nam để làm thủ tục đầu tư ra nước ngoài và giấy phép khai thác mỏ Huổi Chừn.
Khi cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra về hành vi vi phạm pháp luật của nhóm đối tượng, ông Trí đã gấp rút chỉ huy thành lập một loạt công ty không có thật ngay trong TP. Vinh, như Công ty cổ phần Khoáng sản Tân Thái Dương; Công ty cổ phần Đa khoáng sản Thái Dương để hợp pháp hoá các hành vi sai trái của mình. “Chiêu” này của ông Trí đã “qua mặt” cơ quan điều tra nước bạn.
Ông Trí đã bỏ ra 1 triệu USD giao cho Hải lo các thủ tục được khai thác ở Lào mà không có tên hai cổ đông trên. Ông Trí đã trở về Việt Nam làm giả nhiều văn bản để được cấp giấy phép kinh doanh cho Công ty Liên doanh Khoáng sản Lào - Việt mà không có tên của 2 cổ đông là ông Huấn và bà Thành.
Thiệt hại do hành vi lừa đảo
Tính đến thời điểm bị các cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Trí và đồng bọn đã làm thiệt hại, không có khả năng thu hồi của các bị hại hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng bằng thủ đoạn kêu gọi góp vốn đầu tư vào mỏ Huổi Chừn, Trí còn lấy của nhiều cá nhân khác số tiền lên đến 29,5 tỷ đồng. Hành vi của Thái Lương Trí và Dương Minh Hải đã bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội "làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại Toà án nhân dân TP. Hà Nội vào cuối tháng 8/2010. Điều đọng lại qua vụ án là việc các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài cần có sự thẩm định kỹ đối tác, cũng như năng lực, thủ tục đầu tư nước bạn để tránh những rủi ro do chính “bạn đồng hành” mang lại.
(Theo Đầu tư)
,