221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1306617
Thêm 80 tỷ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
0
Article
null
Thêm 80 tỷ đồng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
,

80 tỷ đồng hạn mức tín dụng ban đầu mà Ngân hàng An Bình (ABBANK) được cấp khi chính thức được lựa chọn là một trong ba ngân hàng tham gia vào dự án tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn III (SMEFP III). Trong đó, 50 tỷ đồng sẽ được ABBANK giải ngân ngay trong quý IV năm 2010.

TIN LIÊN QUAN

d
SMEFP III là dự án do Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện.

Tham gia dự án SMEFP III, ABBANK có điều kiện để cung cấp cho SMEs nguồn vốn trung, dài hạn với chi phí vốn thấp hơn, giúp SMEs tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.

“ABBANK cam kết sẽ nâng cao các tiện ích của chương trình SMEFP III với thủ tục đơn giản, xử lý hồ sơ nhanh, gọn, góp phần cải thiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho các SME trong lĩnh vực ngân hàng”, theo Phó TGĐ ABBANK, ông Phạm Quốc Thanh.

Ông Thanh cũng cho biết : “Các SME thuộc đối tượng của Dự án sẽ được ABBANK áp dụng lãi suất ưu đãi thấp hơn 1%/năm so với lãi suất cho vay khách hàng thông thường của ABBANK. Kỳ hạn trả vốn, lãi linh hoạt tùy theo khả năng trả nợ của doanh nghiệp cùng thời gian cho vay tối đa lên tới 10 năm, ân hạn vốn gốc tối đa 2 năm”.

ABBANK cũng cam kết tài trợ tối đa 85% giá trị của dự án (nhưng không quá 25 tỷ đồng hoặc USD tương đương).

Cũng theo đại diện ABBANK, trong chiến lược phát triển của mình, ABBANK coi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là một trong các phân khúc khách hàng trọng tâm. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại ABBANK đối với SME chiếm tới 75%, 25% còn lại là cho vay trung và dài hạn.

Hiện khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm gần ¼ tổng số khách hàng doanh nghiệp của ABBANK nhưng đóng góp đến 27% lợi nhuận của khối khách hàng doanh nghiệp.

“Trong bối cảnh các DNNVV đang “khát” vốn và nguồn cung vốn từ các ngân hàng ngày càng eo hẹp thì nguồn vốn từ dự án SMEFP III được quan tâm hơn bao giờ hết”, đại diện Ngân hàng nói.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, SME gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do công nghệ và kỹ thuật còn lạc hậu; hạn chế về tiếp cận các nguồn lực tài chính và các nhân tố đầu vào, kỹ năng quản lý chưa cao… Theo khảo sát mới nhất của Viện nghiên cứu và quản l‎‎ý kinh tế Trung ương (CIEM), chỉ khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng trong thời điểm hiện nay.

Vì vậy, nhằm cải thiện cơ chế hỗ trợ tài chính cho các SME trong lĩnh vực ngân hàng và đơn giản hóa quá trình các SME tiếp cận những khoản vay trung và dài hạn, đầu năm 2004, dự án tài trợ SME (SMEFP) đã được Chính phủ Việt Nam ký kết với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Sau hơn 6 năm triển khai, dự án SMEFP đã giải ngân được khoảng 5.800 tỷ đồng cho gần 1000 doanh nghiệp SME.

Đây là một chương trình cho vay lại dựa theo thỏa thuận vay giữa Chính phủ Việt Nam và JICA, hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triến của NH trong tài trợ SME, và nâng cao cơ chế giám sát của NHNN trong tài trợ SME. Vì vậy, tiêu chí lựa chọn các NHTM tham gia dự án này khá khắt khe. Những NHTM được lựa chọn phải lành mạnh về tài chính (được đánh giá dựa trên phương pháp CAMEL). Ngoài ra, các NHTM phải chứng minh được năng lực, sự cần thiết tham gia dự án SMEFP III…

  • Oanh Trần
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,