Thời điểm nên mua vào cổ phiếu ở Việt Nam
Cập nhật lúc 23:20, Thứ Năm, 28/10/2010 (GMT+7)
Ngày 28/10, VinaCapital tổ chức Hội nghị nhà đầu tư VinaCapital 2010 vào thời điểm các nhà đầu tư nước ngoài một lần nữa tỏ ra quan tâm tới các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Tổng Giám đốc VinaCapital, ông Don Lam đã có cuộc trao đổi với PV Vietnamnews về những nỗ lực của tập đoàn này nhằm đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.
Ông đánh giá thế nào về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010?
Chúng tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ có kết quả tốt, đạt 6,8% trong năm 2010. Lạm phát sẽ dừng lại ở mức 9%. Lo ngại chính của nền kinh tế liên quan tới cân bằng thương mại, khi dự trữ của Việt Nam chỉ tương đương ba tháng nhập khẩu. Việt Nam cũng đang đầu tư đúng hướng nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng của hoạt động xuất khẩu nhưng sẽ mất nhiều thời gian để có thể đưa hoạt động thương mại trở về đúng thế cân bằng. Điều này gây ra những tác động tâm lý tiêu cực. Người dân nhìn thấy những áp lực đang đè nặng lên Việt Nam đồng, do đó họ cho rằng đồng nội tệ sẽ tiếp tục bị phá giá và chuyển toàn bộ tiền mặt của mình sang USD và vàng. Không may rằng việc đồng tiền bị giảm giá sau đó hoàn toàn trở thành một sự suy đoán chủ quan. Chúng tôi mong các nhà đầu tư, trong nước lẫn nước ngoài hiểu được rằng giá trị Việt Nam đồng hiện nay không thấp như suy nghĩ của các nhà quan sát.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất ảm đạm. Tại sao ông lại nghĩ đây là thời điểm tốt để thu hút các nhà đầu tư?
VinaCapital là nhà đầu tư dài hạn tại Việt Nam, và những đối tác nước ngoài của chúng tôi cũng quan tâm tới triển vọng lâu dài của Việt Nam. Trong khi một số dòng vốn đầu tư chảy vào cũng như ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng, đây không phải là cách đầu tư của VinaCapital. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán bị chi phối chủ yếu bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam thường là các nhà đầu tư tổ chức. Cách đầu tư của nhóm này thực sự khác biệt. Trong khi các nhà đầu tư Việt Nam hiện đang đứng ngoài thị trường thì các tổ chức nước ngoài lạc quan về triển vọng hiệu quả đầu tư trong dài hạn. Hiện nay chính là thời điểm nên mua vào.
Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lại trầm lắng hơn so với các thị trường trong khu vực?
Hầu hết thị trường chứng khoán các nước Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng từ 30 - 40% trong năm nay. Trong khi đó, chỉ số của Việt Nam đã giảm 8%. Sự xuống dốc này không xuất phát từ kết quả kinh doanh của các công ty khi doanh thu của các công ty đã tăng trung bình từ 10 - 15%.
Hơn thế nữa, các nhà đầu tư đang lo ngại về thâm hụt thương mại của Việt Nam, sự mất giá gần đây của Việt Nam đồng và những chính sách của chính phủ, ví dụ như Thông tư 13, chỉ ra những rủi ro trong hoạt động quản lý của ngành ngân hàng. Thông tư này yêu cầu các ngân hàng phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đó giảm khả năng tài trợ cho các tiểu thương. Một yếu tố khác chính là lượng cung cổ phiếu dồi dào hiện nay xuất phát từ số lượng cổ phiếu được niêm yết trong năm 2010.
Mặc dù các việc cổ phần hóa của các công ty thuộc sử hữu Nhà Nước và sự tăng trưởng, số lượng các công ty nhỏ và vừa niêm yết trên sàn chứng khoán có tác động tích cực về lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong ngắn hạn, việc này hạn chế xu hướng tăng điểm của chỉ số chứng khoán Việt Nam. Kết quả là, các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam, chiếm khoảng 80% giao dich trên thị trường, vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Khi những tác động ngắn hạn này biến mất, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy chứng khoán tại thị trường Việt Nam đang được giao dịch ở mức giá rất thấp so với tiềm năng lợi nhuận.
Theo ông, lĩnh vực nào sẽ thu hút đầu tư lớn nhất trong năm 2010 và 2011?
VinaCapital không có chiến lược đầu tư theo đuổi các ngành “nóng”. Chúng tôi vẫn đưa ra những lĩnh vực mà chúng tôi đã đầu tư trước đây – những cơ hội đầu tư tốt nhất ở Việt Nam. Những lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ tới sự tăng trưởng của nền kinh tế nội địa và triển vọng thu nhập trong dài hạn của những người trung lưu và sống tại đô thị. Chúng tôi tìm kiếm những công ty được quản lý tốt với mô hình kinh doanh vững chắc ở những lĩnh vực này. Ví dụ, trong năm nay, chúng tôi đã đầu tư vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực bệnh viện tư tại Việt Nam. Người dân Việt Nam chi dùng vào các hoạt động chăm sóc y tế ít hơn nhiều so với những người dân khu vực Đông Nam Á. Với việc thu nhập tăng, chi dùng trong lĩnh vực chăm sóc y tế cũng sẽ tăng trưởng. VinaCapital không đánh cược vào chứng khoán biến động bất ổn. Chúng tôi đầu tư vào những công ty hoạt động vững chắc trong dài hạn.
Theo ông, các công ty Việt Nam đã nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài chưa? Và họ còn phải thực hiện những gì?
Các công ty Việt Nam đang thực hiện tốt việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới so với trước đây. Nhưng những công ty hàng đầu Việt Nam chỉ mới bắt đầu biết cách làm thế nào có thể xúc tiến hình ảnh của mình trên thị trường thế giới. Bước đi đầu tiên chính là học cách xúc tiến hình ảnh Việt Nam – mục tiêu lớn nhất chính là đưa hình ảnh Việt Nam như một điểm đến cho hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài.
Tập đoàn chúng tôi là một thành viên năng động trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF và chúng tôi hỗ trợ hoạt động vận động hành lang để WEF tổ chức cuộc họp Đông Á tại thành phố Hồ Chí Minh. Càng ngày càng có nhiều công ty Việt Nam tham gia vào WEF. Nói chung, tổng hòa nền kinh tế Việt Nam, cả khu vực công lẫn tư nhân, cần cải thiện khả năng thu hút đầu tư của mình. Chúng ta có lợi thế không thể phá vỡ - chi phí nhân công thấp, lao động trẻ và được đào tạo, nguồn tài nguyên phong phú và vị trí chiến lược trên khu vực Châu Á. Với việc nâng cao hình ảnh của mình, nguồn vốn trực tiếp nước ngoài cũng như thị trường vốn của Việt Nam sẽ tăng trưởng trong tương lai không xa.
(Viet Nam News)
Tổng Giám đốc VinaCapital, ông Don Lam đã có cuộc trao đổi với PV Vietnamnews về những nỗ lực của tập đoàn này nhằm đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.
Thời điểm nên mua vào cổ phiếu ở Việt Nam |
Ông đánh giá thế nào về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010?
Chúng tôi kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ có kết quả tốt, đạt 6,8% trong năm 2010. Lạm phát sẽ dừng lại ở mức 9%. Lo ngại chính của nền kinh tế liên quan tới cân bằng thương mại, khi dự trữ của Việt Nam chỉ tương đương ba tháng nhập khẩu. Việt Nam cũng đang đầu tư đúng hướng nhằm cải thiện sản lượng và chất lượng của hoạt động xuất khẩu nhưng sẽ mất nhiều thời gian để có thể đưa hoạt động thương mại trở về đúng thế cân bằng. Điều này gây ra những tác động tâm lý tiêu cực. Người dân nhìn thấy những áp lực đang đè nặng lên Việt Nam đồng, do đó họ cho rằng đồng nội tệ sẽ tiếp tục bị phá giá và chuyển toàn bộ tiền mặt của mình sang USD và vàng. Không may rằng việc đồng tiền bị giảm giá sau đó hoàn toàn trở thành một sự suy đoán chủ quan. Chúng tôi mong các nhà đầu tư, trong nước lẫn nước ngoài hiểu được rằng giá trị Việt Nam đồng hiện nay không thấp như suy nghĩ của các nhà quan sát.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất ảm đạm. Tại sao ông lại nghĩ đây là thời điểm tốt để thu hút các nhà đầu tư?
VinaCapital là nhà đầu tư dài hạn tại Việt Nam, và những đối tác nước ngoài của chúng tôi cũng quan tâm tới triển vọng lâu dài của Việt Nam. Trong khi một số dòng vốn đầu tư chảy vào cũng như ra khỏi thị trường một cách nhanh chóng, đây không phải là cách đầu tư của VinaCapital. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán bị chi phối chủ yếu bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam thường là các nhà đầu tư tổ chức. Cách đầu tư của nhóm này thực sự khác biệt. Trong khi các nhà đầu tư Việt Nam hiện đang đứng ngoài thị trường thì các tổ chức nước ngoài lạc quan về triển vọng hiệu quả đầu tư trong dài hạn. Hiện nay chính là thời điểm nên mua vào.
Tại sao thị trường chứng khoán Việt Nam lại trầm lắng hơn so với các thị trường trong khu vực?
Hầu hết thị trường chứng khoán các nước Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng từ 30 - 40% trong năm nay. Trong khi đó, chỉ số của Việt Nam đã giảm 8%. Sự xuống dốc này không xuất phát từ kết quả kinh doanh của các công ty khi doanh thu của các công ty đã tăng trung bình từ 10 - 15%.
Hơn thế nữa, các nhà đầu tư đang lo ngại về thâm hụt thương mại của Việt Nam, sự mất giá gần đây của Việt Nam đồng và những chính sách của chính phủ, ví dụ như Thông tư 13, chỉ ra những rủi ro trong hoạt động quản lý của ngành ngân hàng. Thông tư này yêu cầu các ngân hàng phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, do đó giảm khả năng tài trợ cho các tiểu thương. Một yếu tố khác chính là lượng cung cổ phiếu dồi dào hiện nay xuất phát từ số lượng cổ phiếu được niêm yết trong năm 2010.
Mặc dù các việc cổ phần hóa của các công ty thuộc sử hữu Nhà Nước và sự tăng trưởng, số lượng các công ty nhỏ và vừa niêm yết trên sàn chứng khoán có tác động tích cực về lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong ngắn hạn, việc này hạn chế xu hướng tăng điểm của chỉ số chứng khoán Việt Nam. Kết quả là, các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam, chiếm khoảng 80% giao dich trên thị trường, vẫn đứng ngoài cuộc chơi. Khi những tác động ngắn hạn này biến mất, các nhà đầu tư sẽ nhận thấy chứng khoán tại thị trường Việt Nam đang được giao dịch ở mức giá rất thấp so với tiềm năng lợi nhuận.
Theo ông, lĩnh vực nào sẽ thu hút đầu tư lớn nhất trong năm 2010 và 2011?
VinaCapital không có chiến lược đầu tư theo đuổi các ngành “nóng”. Chúng tôi vẫn đưa ra những lĩnh vực mà chúng tôi đã đầu tư trước đây – những cơ hội đầu tư tốt nhất ở Việt Nam. Những lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ tới sự tăng trưởng của nền kinh tế nội địa và triển vọng thu nhập trong dài hạn của những người trung lưu và sống tại đô thị. Chúng tôi tìm kiếm những công ty được quản lý tốt với mô hình kinh doanh vững chắc ở những lĩnh vực này. Ví dụ, trong năm nay, chúng tôi đã đầu tư vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ, tập đoàn dẫn đầu trong lĩnh vực bệnh viện tư tại Việt Nam. Người dân Việt Nam chi dùng vào các hoạt động chăm sóc y tế ít hơn nhiều so với những người dân khu vực Đông Nam Á. Với việc thu nhập tăng, chi dùng trong lĩnh vực chăm sóc y tế cũng sẽ tăng trưởng. VinaCapital không đánh cược vào chứng khoán biến động bất ổn. Chúng tôi đầu tư vào những công ty hoạt động vững chắc trong dài hạn.
Theo ông, các công ty Việt Nam đã nỗ lực trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài chưa? Và họ còn phải thực hiện những gì?
Các công ty Việt Nam đang thực hiện tốt việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới so với trước đây. Nhưng những công ty hàng đầu Việt Nam chỉ mới bắt đầu biết cách làm thế nào có thể xúc tiến hình ảnh của mình trên thị trường thế giới. Bước đi đầu tiên chính là học cách xúc tiến hình ảnh Việt Nam – mục tiêu lớn nhất chính là đưa hình ảnh Việt Nam như một điểm đến cho hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài.
Tập đoàn chúng tôi là một thành viên năng động trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF và chúng tôi hỗ trợ hoạt động vận động hành lang để WEF tổ chức cuộc họp Đông Á tại thành phố Hồ Chí Minh. Càng ngày càng có nhiều công ty Việt Nam tham gia vào WEF. Nói chung, tổng hòa nền kinh tế Việt Nam, cả khu vực công lẫn tư nhân, cần cải thiện khả năng thu hút đầu tư của mình. Chúng ta có lợi thế không thể phá vỡ - chi phí nhân công thấp, lao động trẻ và được đào tạo, nguồn tài nguyên phong phú và vị trí chiến lược trên khu vực Châu Á. Với việc nâng cao hình ảnh của mình, nguồn vốn trực tiếp nước ngoài cũng như thị trường vốn của Việt Nam sẽ tăng trưởng trong tương lai không xa.
(Viet Nam News)
,