221
442
Thị trường
kinhte
/kinhte/
1318649
“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh đến Hà Nội
1
Article
null
“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh đến Hà Nội
,

GS. Michael Porter, một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới, sẽ đến Hà Nội vào ngày 29/11 tới để chủ trì một hội thảo quốc tế về kinh tế và kinh doanh do Trường Doanh nhân PACE tổ chức.

Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cạnh tranh và Chiến lược công ty ngày nay” có sự góp mặt của nhiều doanh nhân có tên tuổi, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các lãnh đạo cấp tỉnh và các chuyên gia kinh tế có uy tín… của Việt Nam và nước ngoài. Người được mệnh danh là “cha đẻ” chiến lược cạnh tranh sẽ chia sẻ những tư tưởng, kinh nghiệm và cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, địa phương và của nền kinh tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.

pace[1].jpg
“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh Michael Porter sẽ chủ trì hội thảo quốc tế “Cạnh tranh và Chiến lược công ty ngày nay” tại Hà Nội vào ngày 29/11/2010.

Trước đó, năm 2008, cũng theo lời mời của PACE, GS. Michael Porter đã đến TP.HCM và chủ trì Hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam”. Lần đó, ông đã chỉ rõ nhược điểm của các doanh nghiệp Việt: “Các công ty Việt Nam cần phải học cách để trở thành độc nhất vô nhị. Nhưng hiện nay thì sao? Tất cả đang sao chép nhau, bắt chước lẫn nhau, làm những công việc trùng nhau.Cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả nếu bạn muốn nâng cao sức cạnh tranh, muốn đạt đến một trình độ cao hơn”.

Kể từ hội thảo này, 2 từ “chiến lược” và “cạnh tranh” đã trở nên quen thuộc và giành được sự quan tâm đáng kể của doanh giới Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết vào thực tế đời sống kinh doanh thì vẫn còn một khoảng cách lớn. Vinashin sa lầy, Vincom rút mảng chứng khoán, Vinamilk bán nhà máy sản xuất cà phê, Hoàng Anh Gia Lai thu hẹp mảng du lịch khách sạn… là những ví dụ sinh động cho sự cần thiết phải tư duy lại, tư duy thêm về chiến lược cạnh tranh đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại nhiều biến động, cả cơ hội lẫn thách thức, hội thảo năm 2010 này sẽ là cơ hội cho giới doanh nhân và học giả Việt Nam bàn luận, chia sẻ về những bí quyết trong cạnh tranh và tránh những sai lầm về chiến lược, đồng thời hoạch định chính sách phù hợp để nâng cao năng lực thích ứng của doanh nghiệp.

Vì sao một số doanh nghiệp Việt lâm thế bĩ cực?

Tại hội thảo quốc tế do Trường doanh nhân PACE tổ chức năm 2008, GS. Michael Porter cho rằng nhiều doanh nghiệp mắc sai lầm khi nghĩ rằng chiến lược cạnh tranh của mình là bí mật kinh doanh. Để làm ra một loại sản phẩm, công ty phải xây dựng cả một hệ thống đồng nhất từ sản xuất đến phân phối và dịch vụ hậu mãi. Đối thủ do vậy chỉ có thể sao chép được một công đoạn chứ không thể sao chép được cả hệ thống.

“Cha đẻ” chiến lược cạnh tranh khẳng định cần phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản để định vị một chiến lược. Trong đó quan trọng nhất là chiến lược nào cũng đòi hỏi phải đưa ra được một nhóm giá trị khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Theo GS. Michael Porter, chiến lược là những việc phải làm để đạt được mục tiêu. Nói cách khác, chính mục tiêu chi phối việc hoạch định chiến lược. Đối với doanh nghiệp, để có được chiến lược tốt và khả thi, cần phải bắt đầu bằng việc thiết lập mục tiêu tài chính phù hợp.

Ông nói: “Tăng trưởng là tốt nhưng tăng trưởng chỉ là mục tiêu số hai. Mục tiêu số một là lợi nhuận trên vốn. Không vinh dự gì khi tăng trưởng nhanh nhưng lại không tạo ra lợi nhuận. Ở những nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Việt Nam, rất dễ nhầm lẫn, rất dễ nghĩ tăng trưởng là mục tiêu số một, lợi nhuận là mục tiêu số hai. Tôi đảm bảo rằng nếu suy nghĩ như vậy thì chắc chắn bạn sẽ gặp rắc rối”.

  • Mai Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,