221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
777710
Tăng giá điện: ngành điện bảo cần, ý kiến nói không
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Tăng giá điện: ngành điện bảo cần, ý kiến nói không
,

(VietNamNet) - Sáng nay (24/3/2006) tại Hà Nội, Bộ Công nghiệp đã tổ chức Hội thảo giới thiệu và lấy ý kiến góp ý về biểu giá điện. Rất nhiều ý kiến được đưa ra nhưng không có ý kiến nào muốn điện tăng giá.

>>> Lấy ý kiến về tăng giá điện

Nhu cầu đầu tư cho ngành điện rất lớn...

Soạn: AM 733641 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhu cầu đầu tư cho ngành điện rất lớn.

Theo đại diện Bộ Công nghiệp, để đảm bảo đủ điện cung cấp cho nền kinh tế với  nhu cầu điện tăng 16%-17%/năm và có dự phòng cho giai đoạn sau, thì trong giai đoạn 2006-2010 phải gấp rút đầu tư, đưa vào vận hành thêm 68 dự án nguồn điện với tổng công suất 16.805 MW.

Trong đó có tới 36 dự án phải kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài với công suất 5.329 MW (chiếm tới 32% tổng công suất tăng thêm trong giai đoạn 2006-2010). R
iêng Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm phải gấp rút đầu tư và đưa vào vận hành thêm 27 dự án với công suất 8.326 MW và đầu tư theo hình thức liên doanh 5 dự án với công suất 3.150 MW.

Tổng nhu cầu vốn riêng cho các dự án do EVN đầu tư hoặc liên doanh giai đoạn 2006-2010 là 250.000 tỷ đồng.

Cho đến nay, trong tổng nhu cầu vốn 250.000 tỷ đồng, bằng toàn bộ các giải pháp huy động vốn với sự hỗ trợ của Nhà nước, EVN cũng mới chỉ cân đối được 234.000 tỷ đồng, vẫn còn thiếu 16.000 tỷ đồng chưa thu xếp được vốn.

...nhưng tỷ suất lợi nhuận không cao

Với các dự án kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài, yêu cầu tiên quyết của các nhà đầu tư là phải đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án. Về cơ bản, khi xem xét bỏ vốn đầu tư thì tỷ lệ hoàn vốn nội tại mà các nhà đầu tư đòi hỏi đối với dự án là tối thiểu 12%-15%.

Trong khi đó, với mặt bằng giá điện hiện tại, ước thực hiện tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của EVN năm 2005 mới chỉ đạt xấp xỉ 3%.

Nếu mặt bằng giá điện không được xem xét điều chỉnh một cách phù hợp, qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận đối với các đơn vị điện lực lên, thì  bản thân EVN không thể có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư cao, mặt khác sẽ khó có thể thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài tham gia bỏ vốn đầu tư các dự án điện.

Mua điện bên ngoài phải bù đắp 274 đ/kWh

Do nhu cầu tiêu thụ điện liên tục tăng cao vượt quá khả năng đáp ứng của các nguồn điện EVN quản lý, trong các năm qua EVN đã phải triển khai mua điện từ các nguồn điện độc lập (BOT Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 2.2, Hiệp Phước...) và nhập khẩu điện từ nước ngoài.

Sản lượng điện mua ngoài năm 2005 đã đạt mức 11,5 tỷ kWh, chiếm 22% tổng sản lượng điện toàn hệ thống và tăng gấp 5,5 lần so với năm 2002. Với giá mua điện từ các nguồn bên ngoài bình quân là 740 đ/kWh (Nhập khẩu từ Trung Quốc 4,3-4,5 US cents/kWh, BOT Phú Mỹ 3 là 4,08 US cents/kWh, Phú Mỹ 2.2 là 4,3 US cents/kWh và đặc biệt mua của Hiệp Phước là trên 10 US cents/kWh...), giá thành truyền tải phân phối là 215 đ/kWh và tổn thất lưới điện là 12% thì khi đến tới khách hàng sử dụng, giá thành điện mua ngoài sẽ lên tới 1.056 đ/kWh. Với giá bán điện bình quân hiện tại là 782 đ/kWh, mỗi kWh điện mua, EVN phải bù chi phí lên tới 274 đ/kWh (bằng 35% mức giá bán bình quân).

Riêng năm 2005, với sản lượng điện mua ngoài là 11,5 tỷ kWh, EVN đã phải bù chi phí lên tới 2.766 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2006-2010, với kế hoạch sản lượng điện mua ngoài từ 25 - 73 tỷ kWh, EVN sẽ phải bù chi phí đối với phần sản lượng điện mua ngoài lên tới từ 5.000 - 10.000 tỷ đồng/năm.

Đây là một gánh nặng chi phí quá lớn mà nếu giá điện không được điều chỉnh một cách hợp lý thì chỉ với các nỗ lực của bản thân (như tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất...) EVN vẫn không thể có khả năng để bù đắp. Đây là một gánh nặng chi phí quá lớn mà nếu giá điện không được điều chỉnh một cách hợp lý thì chỉ với các nỗ lực của bản thân (như tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất...) EVN vẫn không thể có khả năng cân đối bù đắp.

Các phân tích trên cho thấy, nếu mặt bằng giá điện hiện nay không được xem xét điều chỉnh một cách phù hợp thì sẽ rất khó đảm bảo thu hút và cân đối đủ vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển điện lực cũng như cân bằng tài chính cho các đơn vị điện lực nói chung và EVN nói riêng. Như vậy thì sẽ khó có thể đảm bảo đủ điện cung ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế theo mục tiêu mà Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra.

Ý kiến người dân qua Internet: Phương án 1

Cũng theo Bộ Công nghiệp việc trưng cầu ý kiến người dân về tăng giá điện từ ngày 15/3 đến nay tại trang Web của Bộ Công nghiệp đã có 2.034 ý kiến góp ý, trong đó 760 người ủng hộ  phương án 1 (chiếm 37,36%); 127 người ủng hộ phương án 2 (chiếm 6,24%); 761 người ủng hộ phương án 3 (chiếm 37,41%) và 386 ngưòi ủng hộ phương án 4 (chiếm 18,98%).

Theo ông Vũ Quốc Anh - Vụ phó Vụ Tài chính Kế toán Bộ Công nghiệp, thành viên Tổ công tác liên ngành về giá điện, thì 2 phương án 1 và 3 được khách hàng ủng hộ nhiều nhất. Với phương án 1  sẽ tăng giá mạnh với các hộ gia đình tiêu thụ điện trên 100 kWh/tháng (từ 100 kWh/tháng trở lên có mức tăng 35%), cơ quan hành chính sự nghiệp tăng 20%. Người tiêu dùng  ủng hộ  phương án 1 cũng là hợp lý vì với phương án này thì các DN và tiêu dùng có mức sống thấp, tiêu thụ không quá 100 kWh/tháng không bị tăng giá điện.

Còn với phương án 3 không tăng giá điện sản xuất giờ bình thường và thấp điểm; tăng 20% giá bán điện giờ cao điểm của tất cả các đối tượng; Tăng giá bán buôn điện sinh hoạt nông thôn từ 390 lên 410 đ/kWh; Tăng giá 100 kWh đầu tiên điện sinh hoạt bậc thang từ 550 lên 630 đ/kWh; Giá bán điện sinh hoạt bậc thang trên 100 kWh tăng 16-22%; Giá bán điện cho cơ quan hành chính sự nghiệp và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 11-12%... cũng được nhiều người ủng hộ vì các hộ tiêu thụ điện gia đình sẽ có mức tăng vừa phải.

Tại hội thảo: Không ai muốn tăng giá điện

Mặc dù vậy thì trong Hội thảo sáng nay gần như không có ý kiến nào đồng ý với việc tăng giá điện lần này.

Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cho biết: tôi rất tin vào thiện chí lấy ý kiến để hoàn chỉnh cơ chế chính sách của ta. Nhưng tôi và nhiều người dân thấy rằng cách lấy ý kiến như vậy không ổn. Thời gian lấy ý kiến quá ngắn. Cách lấy ý kiến thông qua  truy cập Internet là không phổ biến. Hiện mới có 2.000 ý kiến, so với hơn 80 triệu dân của cả nước, chẳng có ý nghĩa. Nhiều người nghi ngờ, trong số 2.000 thì 1.000 là cán bộ nhân viên ngành điện rồi.

Theo ông Phan, tăng giá điện không chỉ tác động một vòng mà nhiều vòng với đời sống xã hội. Người tiêu dùng rất bức xúc khi giá điện tăng. Giá tăng kéo theo giá cả nhiều mặt hàng khác tăng theo. Chúng ta vừa trải qua một đợt tăng giá, nay lại thêm điện tăng giá, liệu có chịu nổi? Sức mua của người dân còn rất thấp, giá điện của ta có rẻ hơn  thế giới, nhưng so với sức mua thì lại quá sức chịu đựng. Lần này lại tăng giá mà tăng giá với hộ tiêu dùng ở mức 35% là quá cao. Dùng cách tăng giá điện để hấp dẫn đầu tư thì chưa đủ mà còn cần nhiều yếu tố khác nữa. Chỉ quan tâm tới giá, đưa nhân dân gánh chịu thì cái giá đó quá đắt.

Ông Phan cho biết, với 4 phương án trên vẫn chỉ là tăng lấy được, không có phương án “không tăng giá”. Tăng giá là gây căng thẳng cho người dân. Ông Đỗ Gia Phan cũng đề nghị cần đưa ra nhiều thông tin kèm theo 4 phương án trên, như thông tin về đầu tư và cơ chế hình thành giá; so sánh giá điện với tăng trưởng và thu nhập thực của người dân để các chuyên gia tính toán thì việc lấy và góp ý mới tránh hình thức...

Có vấn đề là người tiêu dùng vẫn bức xúc, họ cho rằng ngành điện lãng phí rất nhiều, tại sao không tiết kiệm để có vốn tái đầu tư. Tôi nghĩ, ngành điện phải công khai cách tính giá điện cho người dân. Tất cả chi phí, nhân công, thu nhập ngành điện để người dân hiểu được và một khi người dân hiểu được thì họ sẽ đồng cảm với việc tăng giá của ngành điện. Người tiêu dùng vẫn thắc mắc là tỷ lệ thủy điện chiếm rất cao, giá thành của thuỷ điện rất rẻ, trong khi đó giá nhân công của VN cực rẻ, mặt bằng sinh họat cũng rẻ. Tại sao giá điện vẫn cao?

Tuy nhiên, theo tôi nên điều chỉnh tăng ở khối hành chính sự nghiệp hơn nữa, bởi những nơi này vẫn còn tư tưởng xài điện chùa, do vậy, cần chia sẻ gánh nặng cho người tiêu dùng bằng cách tăng ở khối hành chính sự nghiệp. Đối với lộ trình tăng giá điện, trong bối cảnh giá cả các mặt hàng đang chao đảo như hiện nay, để đỡ gây chấn động trong xã hội tôi đề nghị chưa nên tăng giá điện trong lúc này.

Bà Nguyễn Thị Dung Ban kinh tế chính sách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đại diện cho người lao động, cũng không đồng tính với việc tăng giá điện. Theo bà Dung việc ngành điện cần vốn đầu tư là đúng, nhưng vì vốn đầu tư mà phải tăng giá bán điện là chưa đủ. Đó mới chỉ là tính cho ngành điện, còn chưa tính cho người lao động, chưa tính đến thu nhập, mức sống của nhân dân, của người làm công, ăn luơng....Việc tăng vốn đầu tư còn nhiều giải pháp như cổ phần hoá, phát hành trái phiếu công trình... Các công ty cổ phần như thủy điện Thác Bà, Vĩnh Sơn... có giá cổ phiếu tăng cao, nếu ngành điện giảm cổ phần chi phối từ 60%-75% xuống còn 51% thì vốn thu được còn nhiều hơn.

Người dân có thể cũng phải chịu giá điện tăng, nếu cần thiết, nhưng họ đòi hỏi phải minh bạch mọi thứ. Ví dụ về khấu hao, định mức vật tư, tiêu hao nhiên liệu, chi phí thất thoát lãng phí, tiêu cực (như vụ điện kế điện tử) cũng phải tính vào. Ngành điện đang được hưởng những nhà máy từ thời bao cấp như Thác Bà, Hoà Bình... đã khấu hao hết, mà vẫn còn sử dụng thì không được tính khấu hao nữa, cứ tính khấu hao vào làm cho chi phí tăng lên như vậy có hợp lý?

Hiện nay ngành điện có bộ máy cồng kềnh, chi phí quản lý lớn, quản lý lại yếu kém tổn thất điện năng còn cao... thì làm sao có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành.

Phương án thứ 5?

Các thiết bị gia đình ngày càng nhiều, việc sử dụng nó là đáp ứng nhu cầu của cuộc sống, cũng là tiết kiệm thời gian, công sức cho mọi người, vì vậy dù có muốn tiết kiệm điện thì cũng phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Vì vậy định mức 100 kWh/tháng là thấp, tăng 35% thì ai chịu được. Chúng tôi đề nghị phương án khác:

Giữ định mức 100 kWh với giá hiện hành là 550đ/kWh, áp dụng cho những người lao động ở các khu công nghiệp, chế xuất vì họ là người làm công ăn luơng, có thu nhập thấp, điều kiện sống rất khổ mà đang bị tính giá điện kinh doanh theo chủ nhà trọ, hoặc điện sinh hoạt bậc thang loại trên 500 kWh/tháng. Bên cạnh đó là tăng định mức với hộ gia đình lên 200 kWh/tháng, rồi sau đó mới tính luỹ tiến. Giá điện sản xuất tăng lên vào giờ cao điểm là 10%, còn giữ nguyên với giờ thấp điểm và giờ bình thường.

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,