221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
787966
Kiểm tra tạp chất trong 100% tôm nguyên liệu
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Kiểm tra tạp chất trong 100% tôm nguyên liệu
,

(VietNamNet) - Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc vừa ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai chiến dịch kiểm soát tạp chất trong tôm nguyên liệu năm 2006 tại 12 tỉnh, thành phía Nam. Các ban này sẽ kiểm tra 100% tôm nguyên liệu tại nơi tiếp nhận của các cơ sở chế biến.

Soạn: AM 758471 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Kiểm soát để có nguyên liệu sạch cho xuất khẩu là vấn đề đau đầu của nhiều DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

12 tỉnh này gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bến Tre, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Ban chỉ đạo này do ông Nguyễn Tử Cương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, ATVS và Thú y thủy sản (Bộ Thủy sản) làm trưởng ban, thành viên là đại diện của các ban, ngành trong Bộ như Vụ Thanh tra, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính và lãnh đạo các Sở NN-PTNT, Sở Thủy sản 12 tỉnh, thành trên.

Ban này có nhiệm vụ chỉ đạo các tổ kiểm tra thống nhất nội dung, nguyên tắc và phương pháp triển khai theo Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, ATVS nguyên liệu thủy sản năm 2006, đã được Bộ phê duyệt.  

Mỹ lại cảnh báo về dư lượng kháng sinh

Theo một số hãng tin nước ngoài, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa phát hiện thấy Malachite Green trong thuỷ sản nhập khẩu từ Công ty Fujing Weilong Food Co. Ltd của Trung Quốc. Công ty này đã bị đưa vào danh sách cảnh báo nhập khẩu của FDA.

Trước đó, ngày 17/4, mặt hàng cá chình nướng (BBQ) của Công ty Raoping Jialong Freeze Food Co. Ltd. cũng của Trung Quốc đã bị FDA phát hiện có chứa Malachite Green.

Cơ quan này đã lên tiếng cảnh báo rằng, thời gian qua, hoạt động buôn bán và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản nuôi tăng mạnh. Việc sử dụng các loại dược phẩm thú y bị cấm sẽ gây ảnh hưởng đến độ an toàn vệ sinh thực phẩm của các sản phẩm thuỷ sản nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những lời cảnh báo nhập khẩu đối với nhiều sản phẩm thuỷ sản cập cảng tại Mỹ tăng cao kỷ lục trong năm 2005.

14 nhà xuất khẩu cua từ Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia đã nằm trong danh sách này vì bị phát hiện là sản phẩm có nhiễm Chloramphenicol. Có 13 nhà xuất khẩu tôm của 5 nước khác hiện cũng bị đưa vào danh sách cảnh báo của FDA, trong đó có 4 công ty xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam, 3 công ty xuất khẩu cá chình của Trung Quốc, một công ty của Thái Lan và một hãng nuôi cá hồi ở Chi lê.

Các sản phẩm thủy sản của những công ty trên bị FDA phát hiện thấy có dư lượng Choramphenicol, axít Oxolinic, Malachite Green hoặc Ciprofloxacin. Hai công ty tôm của Indonesia cũng bị cảnh báo do sản phẩm có chứa Nitrofuran.

Theo quy định của FDA, để được xoá tên khỏi danh sách này, các công ty phải có 5 lô hàng “sạch” xuất khẩu sang Mỹ (có chứng nhận của một phòng kiểm nghiệm độc lập).

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,