221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
797924
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đã quá tận thu
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đã quá tận thu
,

(VietNamNet) - Vấn đề hạ mức khởi điểm đóng thuế thu nhập cá nhân xuống 3 triệu đồng theo Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đang khiến rất nhiều người quan tâm. Trong những ngày qua, chúng tôi liên tục liên hệ với các quan chức Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế để có được sự trả lời rõ ràng những đều bị từ chối. Lý do nói chung là đang trong quá trình nghiên cứu soạn thảo, chưa thể nói được gì.

>> Hạ mức khởi điểm đóng thuế thu nhập: Sẽ mất lòng dân!

>> Bạn đọc tiếp tục không đông tình với mức thuế thu nhập
>> Nguy cơ toàn dân nộp thuế thu nhập
>> Thuế thu nhập cao đánh vào người thu nhập thấp!
>> 3 triệu đồng/tháng phải nộp thuế thu nhập là không hợp lý
>> Thu nhập trên 3 triệu đồng/tháng sẽ phải chịu thuế?

 

Tuy nhiên, qua việc trao đổi với một số chuyên gia chúng tôi được biết, việc xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân nằm trong một lộ trình xây dựng hệ thống chính sách thuế cân đối, đồng bộ và hiện đại, đảm bảo tính ổn định, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội nước ta. Đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách Nhà nước. Góp phần thực hiện công bằng xã hội và có tác động tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô.

 

Soạn: AM 781125 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ba triệu đồng mới chỉ đủ cho người lao động trang trải cuộc sống, không thể nói là cao.

 

Một chuyên viên ngành thuế lâu năm cho biết, một trong những mục tiêu quan trọng mà Luật Thuế thu nhập cá nhân hướng đến là góp phần cải cách cơ cấu nguồn thu ngân sách, đảm bảo tính cân đối, ổn định lâu dài. Mà cụ thể là tăng thu.

 

Được biết, tổng số thu thuế đối với thu nhập của cá nhân năm 2004 của cả nước đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,4% GDP và chiếm 6,7% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí. Trong khi đó, để đảm bảo một cấu trúc các nguồn thu hợp lý và ổn định, thì theo tính toán sơ bộ sẽ cần huy động tối thiểu khoảng 1,5 - 2% GDP tức 7-10% tổng số thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí, từ thuế thu nhập cá nhân vào năm 2010 và cao hơn trong những năm tiếp theo. 

 

Theo đó, việc tăng thu từ thuế thu nhập cá nhân nhất là trong điều kiện yêu cầu tăng nguồn thu để bù đắp các khoản hụt thu từ thuế nhập khẩu và từ các doanh nghiệp nhà nước do yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Bên cạnh đó, một chuyên viên từ Bộ Tài chính cũng cho rằng trong một hệ thống thuế hiện đại thì thuế thu nhập cá nhân trở thành một trong ba sắc thuế chính của hệ thống thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

 

Như vậy, có thể hiểu, việc đặt ra các quy định mới như dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân có một mục đích là tăng nguồn thu. Tuy các quan chức Bộ Tài chính cho rằng, tất cả đang trong quá trình nghiên cứu và chưa phải là quy định cuối cùng, nhưng điều này, không thể khiến người dân không lo lắng.

 

Trao đổi với chúng tôi, giám đốc một công ty kinh doanh dịch vụ vận tải ở Hà Nội nói, mức lương lái xe đường dài hiện nay đều khoảng 2,5 - 3 triệu đồng, chưa kể các khoản thưởng và bồi dưỡng khác. Nếu theo cách tính mới của Bộ Tài chính thì hầu hết nhân viên đều phải chịu thuế thu nhập.

 

Điều này là hoàn toàn không hợp lý, để có 3 triệu đồng đối với một lái xe là cả một quá trình lao động vất vả, liên tục đi và ngủ trên đường, bình quân mỗi ngày 500 - 600 km, đối mặt với bao vất vả và nguy hiểm, tuổi thọ nghề này ngắn nên không thể coi là thu nhập cao để đánh thuế được.

 

Đó là chưa kể đến, thực tế đời sống, 3 triệu đồng đối với một lao động chính, trụ cột gia đình mới chỉ bù đắp được cơ bản nhu cầu cuộc sống. Hãy thử tính, ngoài tiền ăn và các dịch vụ thiết yếu hàng ngày khác mà các ngành đang mong muốn "tiếp cận với giá thế giới". Rồi còn tiền học cho các con cái, thậm chí một số lái xe của chúng tôi là người ngoại tỉnh phải thuê nhà và có gánh nặng gia đình ở quê thì 3 triệu đồng là không đủ cứ chưa thể nói là cao để đóng thuế.

 

Một chuyên viên công ty tư vấn doanh nghiệp quốc tế tại Việt Nam cho rằng, thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam vẫn được xem là mức thuế đánh vào người có thu nhập cao. Tôi đọc báo thấy, có những người lái xe ôm ở TP. Hồ Chí Minh có thể kiếm hơm 100 ngàn mỗi ngày nếu có vị trí đón khách tốt trong các bến xe của ngõ nhưng họ vẫn là những người có cuộc sống rất vất vả. Trên thực tế 3 triệu đồng không thể nói là cao được trong thời giá hiện nay và nếu đánh thuế như vậy mang tính "tận thu" quá.

 

Một Luật sư ở Hà Nội nêu vấn đề, nếu để tăng thu thì Nhà nước có nhiều cách chứ không nên tăng thuế thu nhập các nhân. Chúng ta phải thừa nhận một thực tế là việc thất thu thuế hiện nay là khá lớn. Trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu... liên tục phát hiện ra các vụ gian lận thuế lớn mà chắc chắn đấy chỉ là phần nhỏ. Một Công ty tư nhân chỉ nhập chưa đầy 100 chiếc xe đã trốn thuế 12 tỷ đồng thử hỏi bao nhiều người có thu nhập 3 triệu nộp mức 5% mới đủ. Hoặc như chúng ra biết có rất nhiều hộ kinh doanh với quy mô rất lớn nhưng không thành lập doanh nghiệp vì kinh doanh ở quy mô hộ sẽ chỉ phải nộp thuế thấp hơn và việc kiểm soát kinh doanh để tính thuế ở quy mô hộ khá sơ sài nên dễ trốn thuế hơn.

 

Một thực tế mà ai cũng biết là tình trạng buôn lậu tràn lan, không chỉ ở biên giới mà thậm chí ở những thành phố lớn có hẳn những khu buôn bán hàng lậu mà chúng ta không thể ngăn chặn được, gây thất thu thuế lớn. Đây mới chỉ là một vài biểu hiện cho thấy nguồn thu của chúng ta còn bị thất thoát nhiều và nếu làm tốt công tác quản lý thì sẽ tăng thu đáng kể với hệ thống chính sách đang hiện hành - vị luật sư này khẳng định. 

  • Đông Hiếu

                                             Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,