221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
957474
EVN sẵn sàng không tham gia!
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Mô hình Công ty mua bán điện:
EVN sẵn sàng không tham gia!
,

Những tranh luận xung quanh mô hình tổ chức của Công ty mua bán điện (CTMBĐ) xem ra vẫn chưa đi đến hồi kết. Sự ủng hộ của các cơ quan hữu trách tại cuộc họp lấy ý kiến về công ty cổ phần mua bán điện do Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đề xuất do Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) tổ chức vào đầu tuần này là không nhiều. Và nhiều người cũng bất ngờ khi EVN đề xuất không tham gia công ty này.

>>WB khuyến nghị mô hình công ty mua bán điện của VN
>>EVN vẫn nhất quyết thành lập công ty mua bán điện
>>Công ty mua bán điện: Sẽ theo mô hình nào?
>>Lo ngại quanh mô hình Công ty cổ phần mua bán điện
>>Nghiên cứu lại việc thành lập Công ty mua bán điện
>> Khởi động thị trường điện cạnh tranh

d
Đường dây 500KV (Ảnh minh hoạ - nguồn TTXVN).

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc EVN phát biểu rằng: "EVN muốn sớm thành lập CTMĐB để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm tham gia đầu tư phát triển ngành điện VN".

Theo ông Đặng Hùng, Cục trưởng ERAV, việc thành lập CTMĐB như đề xuất của EVN tại thời điểm hiện nay sẽ khiến công ty này gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. "Hiện nay, EVN đang được bù đắp bằng các nguồn lực khác như thuỷ điện, điện giá rẻ để đảm bảo mục tiêu ổn định cung cấp điện cho nền kinh tế. Nếu thành lập công ty mua bán điện hoạt động độc lập thì chắc chắn sẽ lỗ vì không có nguồn bù đắp trong việc mua điện từ các nhà máy điện độc lập (IPP) và các công ty BOT để bán điện theo giá quy định hiện nay", ông Đặng Hùng nhận định.

Chia sẻ quan điểm này, nhiều ý kiến lo ngại rằng, "nếu lỗ thì ai sẽ bù cho CTMBĐ vì Nhà nước thì không rồi".

Nhưng trái với quan ngại của các bộ, ngành, ông Đào Văn Hưng Chủ tịch HĐQT EVN đã đưa ra mức lợi nhuận trong 5 năm trở lại đây đều 1.000-2.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt, trong năm 2006 mức lợi nhuận sau thuế của EVN là 2.600 tỷ đồng để khẳng định rằng, "việc mua bán điện như EVN đã đảm nhiệm trong suốt 12 năm qua chỉ toàn lãi nên chẳng có lý do gì phải lo chuyện CTMBĐ khi đảm nhận chức năng mua bán điện này sẽ thua lỗ".

Nhưng đó chưa phải là mức lợi nhuận tối đa bởi theo ông Hưng, nếu "được tự tung tự tác chắc chắn lãi hai, ba chục nghìn tỷ đồng mỗi năm!!!". Xác nhận con số 2.600 tỷ đồng, một quan chức của ERAV - nơi đang đảm trách việc xây dựng các phương pháp tính giá điện theo các yếu tố thị trường cho biết, đây là số liệu trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Dĩ nhiên, con số 2.600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế "rất ấn tượng" bởi lãnh đạo EVN thường xuyên ca điệp khúc "phải mua điện với giá cao và bán điện với giá thấp". Những ngày đầu năm 2007, lãnh đạo EVN khi trao đổi với PV còn thừa nhận, mức lãi năm 2006 sẽ rất thấp có thể chưa tới... 10 tỷ đồng.

Theo số liệu được công bố tại cuộc họp báo của tổ công tác giá điện trước thời điểm tăng giá điện từ đầu năm 2007, giá mua điện từ các nhà máy độc lập bình quân là 740 đồng/kWh, nếu tính cả phí truyền tải phân phối thì chi phí giá thành điện đến khách hàng sử dụng là 1.056 đồng/kWh.

Trong khi giá bình quân đến hộ tiêu thụ là 782 đồng/kWh nên cứ 1 kW điện mua ngoài, EVN phải bù lỗ 274,3 đồng/kWh. Điều này cũng có nghĩa là, tỷ trọng điện mua ngoài càng cao thì EVN càng bị giảm lợi nhuận. Năm 2005, với 1,5 tỷ kWh điện mua ngoài, EVN bù chi phí 2.766 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kết quả sản xuất kinh doanh của EVN năm 2005 có lãi không dưới 1.000 tỷ đồng. Còn năm 2006 lượng điện thương phẩm đạt 51,3 tỷ kWh với tỷ trọng điện mua ngoài cũng tăng lên mức xấp xỉ 50% và sau hàng loạt các nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế với giá điện quy định, EVN vẫn có mức lợi nhuận 2.600 tỷ đồng!

Vậy nên, tại cuộc họp lấy ý kiến nói trên, có chuyên gia đã nhận xét rằng, EVN không phải "toàn mua cao bán thấp mà có cả mua thấp" nữa.

Đúng là, EVN không tính nhầm khi với mức giá điện 5 cent/kWh của Nhà máy điện Cà Mau thì mỗi năm sẽ đội chi phí thêm 1.500 tỷ đồng do giá bán điện bình quân chỉ là 842 đồng/kWh.

Nhưng dường như EVN "quên" rằng, có những nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là những nhà máy thuỷ điện công suất lớn mà EVN quản lý đã hết thời gian khấu hao, nên có giá thành điện rất thấp. Thậm chí, có nhà máy thủy điện lớn còn có giá thành dưới 100 đồng/kWh.

Như vậy nếu EVN không phải là DNNN, không được giao chức năng đảm bảo cung cấp điện ổn định cho nền kinh tế, thực thi các nhiệm vụ xã hội như đưa điện về nông thôn, đưa ánh sáng đến với người nghèo thì chẳng lẽ Nhà nước cứ giao quản lý những nhà máy điện với giá thành gần như... cho không hay được tạo điều kiện nhất định trong vấn đề đầu tư, hạn mức tín dụng.

Có lẽ cũng hiểu rất rõ thực tế này nên các cơ quan chức năng từng tham gia thẩm định giá điện đã không "mặn mà" ủng hộ đề nghị thành lập CTMBĐ theo hình thức cổ phần.  Chính vì vậy đề xuất bất ngờ của EVN là, CTMBĐ không có sự tham gia của mình chắc chắn khiến các cổ đông còn lại "phát sốt" nếu hiểu rõ thực trạng bù chéo tới cả 7.000 tỷ đồng cho khu vực dân cư và nông thôn cũng như đã quá rõ giá điện các nhà máy mình đầu tư để bán điện cho EVN.

Nên chăng, thay vì chú tâm tới CTMBĐ vào thời điểm này mà lợi ích chưa biết sẽ thuộc về ai, các cơ quan hữu trách hãy tách bạch từng khâu hoạt động của dây chuyền phát điện - truyền tải - phân phối để nhìn rõ hơn thực trạng hoạt động của hệ thống điện hiện nay.

Đặc biệt là việc tách riêng các nhà máy thủy điện công suất lớn đa mục tiêu ra khỏi hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần như đề xuất của tư vấn Kema (Hoa Kỳ) trong quá trình thiết kế chi tiết các bước đi để hình thành nên thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo mới đây.

Sự tách bạch đó cũng giúp EVN khỏi mang tiếng "độc quyền" như bấy lâu phải chịu, còn người dân sẽ hiểu rõ hơn về những khoản hỗ trợ từ phía Nhà nước để đưa điện lưới quốc gia "phủ sóng" đến với người nghèo với tỷ lệ gần 96,75% số hộ nông thôn trong cả nước có điện như hiện nay.

(Theo Đầu tư)

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,