221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
1229257
Mua khẩn cấp 400.000 tấn gạo giúp nông dân
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Mua khẩn cấp 400.000 tấn gạo giúp nông dân
,

 - Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sáng nay (10/8), nhằm đối phó với nguy cơ giá gạo có chiều hướng xuống thấp, trong khi vụ hè thu đang thu hoạch rộ tại ĐBSCL.

Vụ lúa hè thu tại ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn do tình hình thời tiết và giá thu mua có chiều hướng giảm. Do vậy, VFA sẽ phân bổ cho 21 thành viên mua đợt 1 là 400.000 tấn với mức giá tối thiểu là 3.800 đồng/kg. Với mức giá này, lợi nhuận tối thiểu mà nông dân được hưởng sẽ duy trì ở mức 1.000-1.200 đồng/kg.

 

VFA sẽ “giải cứu” cho nông dân! (Ảnh: Ca Hảo)

Giá gạo đang giảm mạnh         

Ông Nguyễn Thọ Trí cho rằng, gạo Việt Nam đang xuất khẩu ở mức giá thấp nhất trên thị trường thế giới.

Dự kiến, vụ lúa này ĐBSCL sẽ thu hoạch khoảng 2 triệu tấn gạo, hiện đã thu được khoảng 50-60%. Do diễn biến bất thường của thời tiết, mưa lũ dâng cao khiến diện tích lúa bị ngập trong nước, thu hoạch xong không phơi được, mà lượng máy sấy lại không đáp ứng nhu cầu.

Một số do sấy gấp ở nhiệt độ cao nên khi đưa vào xay xát gạo bị gãy nhiều không thể xuất khẩu….

Ngoài ra, khiến giá gạo trong nước giảm, theo ông Trí, là do lúa gạo Campuchia chất lượng thấp đang ồ ạt tràn vào Việt Nam, lượng gạo qua biên giới đã cao hơn hẳn mức dự đoán của Hiệp hội.

 

Liệu vụ lúa này người nông dân ĐBSCL có bớt lo âu? (Ảnh: Đ.V)

Trước đó, VFA dự đoán, cả năm 2009 mới có khoảng 1 triệu tấn gạo Campuchia tràn qua biên giới, nhưng do việc nhiều doanh nghiệp chuyển hướng, thay vì bán cho Thái Lan đã chuyển hướng bán vào Việt Nam.

Do đó đến giữa tháng 6, lượng gạo Campuchia vào Việt Nam đã là 1 triệu tấn và ngày càng vào nhiều hơn. Ông Trí cho biết, thống kê riêng tại cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng, Đồng Tháp), một ngày có tới 300 tấn lúa gạo được đưa từ biên giới Campuchia vào.

Hơn nữa, hiện nay có một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã chào bán gạo dưới mức giá sàn (400 USD/tấn với gạo 5% tấm), thậm chí doanh nghiệp chào bán với giá 380 USD/tấn.

Với mức giá này, nông dân sẽ không có lãi và sẽ khiến việc giao dịch các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo gặp bất lợi.

Nhu cầu cao giá xuất khẩu vẫn thấp?

Theo phân tích của VFA, diễn biến của thị trường lúa gạo đang có lợi cho Việt Nam.

 

xuat-khau-gao.jpg

Ngành xuất khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu nhiều, nhưng kim ngạch thu về thì chẳng bao nhiêu!? (Ảnh: Ca Hảo)

VFA cho rằng, nhu cầu gạo trên thị trường thế giới vẫn ở mức cao trong thời gian tới, bởi nhiều nước châu Phi đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Liên hiệp quốc đã lên tiếng kêu gọi viện trợ từ các nước.

Nếu tiến hành viện trợ, các nước chắc chắn sẽ chọn gạo của Việt Nam do giá rẻ.

 

Theo VFA, cho đến ngày 31.7, lượng hợp đồng xuất khẩu mà Việt Nam đã ký là 5,394 triệu tấn, và đến hết tháng 7 các doanh nghiệp xuất khẩu đã giao được 4,108 triệu tấn, trị giá FOB 1,684 tỉ USD (trị giá CIF là 1,903 tỉ USD).

Lý giải về tình trạng nhu cầu cao nhưng giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp nhất thế giới, ông Nguyễn Thọ Trí cho rằng, do lượng hợp đồng đã ký quá lớn.

Thêm vào đó, mặc dù châu Phi đang rất cần gạo, nhưng do khủng hoảng kinh tế thế giới nên các nước chưa thể tiến hành viện trợ cho châu Phi. Tuy nhiên, đây là chỉ vấn đề trước hay sau. Việc trước mắt theo ông Trí là bình ổn được giá gạo trong nước để nông dân có lời.

“Đối với các doanh nghiệp ký hợp đồng dưới mức giá sàn sẽ không được phép giao gạo, thậm chí bị rút giấy phép xuất khẩu gạo.” ông Trí khẳng định.

Theo hợp đồng đã ký thì Việt Nam sẽ phải giao khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong thời gian tới.

Tổng lượng gạo tồn kho cả nước hiện vào khoảng 1.321.241 tấn, trong đó Tổng công ty lương thực miền Bắc là 567.812 tấn, và Tổng công ty lương thực miền Nam là 120.000 tấn, còn tại các doanh nghiệp khoảng 633.429 tấn.

  • Ca Hảo
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,