221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
1237096
Kiến nghị sửa thuế nhập xăng dầu xuống 0-5%
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Kiến nghị sửa thuế nhập xăng dầu xuống 0-5%
,

 - Thuế nhập khẩu xăng dầu nên đánh theo số tuyệt đối thay vì theo tỷ lệ % trên giá CIF hiện nay, Petrolimex kiến nghị.

Ông Bùi Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước đã được đáp ứng từ 2 nguồn, cả nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cách điều hành thuế xăng dầu cần phải được cải cách cho phù hợp.

Mô tả ảnh.
Đánh thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % hiện nay sẽ gây tác động kép cho giá xăng (ảnh: VNN)

Trước đây, xăng dầu tiêu thụ trong nước đều phải nhập khẩu 100% từ bên ngoài. Các khoản thu cho ngân sách chủ yếu là ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng. Các khoản thuế VAT, phí xăng dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp nằm ở khâu bán ra.

Tuy nhiên, nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động đã có thể đáp ứng nguồn xăng dầu cho thị trường 30% nhu cầu.

Nếu tiếp tục kéo dài phần thu thuế chủ yếu ở khâu nhập khẩu khi đã có nguồn xăng dầu trong nước thì sẽ trở nên bất cập.

Hiện nay, một lít xăng dầu chịu các khoản thu như Thuế nhập khẩu: 20% đối với xăng, dầu diesel, thuế giá trị tuyệt đối 10% đối với xăng, thuế VAT 10%, phí xăng dầu 1000đồng/lít...

Từ đầu năm đến nay, mặt hàng xăng có 4 lần điều chỉnh thuế nhập khẩu.

Vì thế, Petrolimex cho rằng, nếu để thuế nhập khẩu đối với xăng dầu có mức tối đa là 40% là quá cao, có nghĩa là nhà máy lọc dầu trong nước đã được lợi nhờ bảo hộ.

Như vậy, sẽ không khuyến khích các nhà máy lọc dầu trong nước hạ thấp chi phí sản xuất.

Điều này dễ dẫn tới nguy cơ thiếu nguồn cung do xăng dầu nhập khẩu không cạnh tranh được với xăng dầu trong nước.

Đồng thời, Petrolimex đánh giá, cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo tỷ lệ % trên giá CIF hiện nay sẽ gây tác động kép tới giá bán xăng dầu trong nước do yếu tố động của giá dầu thế giới, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách, khó kế hoạch hoá nguồn thu.

Vì thế, Tổng công ty này kiến nghị, thuế nhập khẩu xăng dầu nên giữ ở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất trong nước. Khung thuế nhập khẩu mới nên từ 0- 5% thay cho khung hiện nay là 0-40%.

Phần còn lại, sau khi trừ 5% thu ở khâu nhập khẩu, nên chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu bán ra và có thể gọi là thuế sử dụng xăng dầu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đang áp dụng với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá CIF, đã có cả thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. Petrolimex đề nghị thời gian tới, chuyển sang thu thuế này ở khâu bán ra và theo số tuyệt đối.

Petrolimex cho rằng, lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn xăng dầu nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước.

Ông Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả thị trường, Bộ Tài chính cũng đồng tình với quan điểm này. Ở Việt Nam, trong cơ cấu giá bán lẻ xăng dầu, các khoản thu cho Nhà nước thường chiếm từ 30-42%, thậm chí, phần còn lại là phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp khoảng 4-5%. 

Trong đó, thuế nhập khẩu được sử dụng làm van điều tiết, điều chỉnh linh hoạt theo biến động giá thế giới nên khó mà tạo ra được môi trường ổn định cho kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo ông, các khoản thu cho ngân sách Nhà nước đối với xăng dầu như trên nên tính là số tuyệt đối trên một lít/kg xăng dầu bán lẻ trong dự toán Ngân sách Nhà nuớc hàng năm. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo ổn định nguồn thu cho Ngân sách, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trao đổi với Vietnamnet, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ phó Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng, kiến nghị đó là tốt. Xu hướng tương lai sẽ điều hành thuế theo cách tính giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên, để qui từ cách tính thuế theo tỷ lệ % sang con số tuyệt đối là bao nhiêu nghìn đồng trên một lít xăng, cũng sẽ tính toán kỹ, rất khó. 

Việc thu thuế xăng dầu còn phải tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh thời gian và nằm trong tổng thể lợi ích tổng thể toàn xã hội, ngoài ra, còn liên quan đến việc đảm bảo nguồn thu cho Nhà nước.

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,