221
5101
Chính sách
chinhsach
/kinhte/chinhsach/
1238355
Thị trường xăng dầu cạnh tranh, đừng kỳ vọng
0
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Thị trường xăng dầu cạnh tranh, đừng kỳ vọng
,

 - Ý tưởng “thị trường hoá xăng dầu” đã ra đời được 6 năm nhưng đến nay, vẫn chỉ là giấc mơ. Những lúng túng trong cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay đã khiến cho mục tiêu này càng trở nên xa vời.

“Phòng thủ” với cơ chế điều hành giá xăng dầu

Trưởng phòng kinh doanh của một doanh nghiệp xăng dầu phía Nam bày tỏ, kinh doanh xăng dầu khó nhất là ở chính sách thay đổi… khôn lường. Thuế nhập khẩu cứ nhảy lên, nhảy xuống liên tục, ai mà biết được.

Mô tả ảnh.
Doanh nghiệp không chủ động giảm giá vì sợ chính sách thuế thay đổi. (Ảnh: Phạm Huyền)

 

 

Anh than thở: "Bộ phê bình chúng tôi điều hành yếu, thấy giá tốt thì phải tranh thủ mà nhập về chứ. Giả dụ lúc ấy, doanh nghiệp chúng tôi có nhập được hàng giá tốt, ngồi nhẩm tính, thấy lãi được chừng này, cũng tính chuyện giảm giá. Nhưng nửa tháng sau, tàu hàng mới về thì đùng một cái, thuế tăng, vậy là chết rồi. Có khi lúc ấy, lại lỗ chổng gọng lên".

Như trút bầu tâm sự, anh chia sẻ tiếp, chính vì thế, trong kinh doanh xăng dầu, chỉ có duy nhất 1 yếu tố gọi là thị trường thật sự, ấy là… giá nhập khẩu. Mà đố ai dự báo được, mức giá nhập ngày mai sẽ thế nào?

Còn lại, với cơ chế điều hành giá xăng của Nhà nước hiện nay, không ai biết chắc giá đầu vào của mình. Chỉ có may mắn mua đúng giá xuống thấp, thuế không tăng là có lãi thôi, doanh nghiệp này đúc kết.

Doanh nghiệp lớn nhất trong ngành xăng dầu Việt Nam là Petrolimex cũng bày tỏ sự không đồng tình về cơ chế điều hành hiện nay.

 

Điều đáng băn khoăn nhất là sau những bức xúc, chỉ trích về cơ chế điều hành giá xăng, lãnh đạo các doanh nghiệp đều có chung một đề nghị với phóng viên VietNamNet: xin đừng nêu tên trên báo. 

Phó Tổng giám đốc của Petrolimex nói, "chúng tôi hoàn toàn bị động trong các quyết định của mình, không chỉ khi tăng giá mà kể cả khi muốn giảm giá.

Giả dụ trong thời điểm hiện nay, giá thế giới xuống thấp như vậy thì chúng tôi cũng không rõ Nhà nước có tăng thuế lên hay không.

Điểm bị động thứ 2 là về Quỹ Bình ổn giá, có thể trích hay không trích là hoàn toàn bất ngờ. Các văn bản có thể ban hành vào bất kỳ lúc nào để áp dụng vào ngày hôm sau".

Với tỷ trọng 37-42% là phần thu của Nhà nước trong 1 lít xăng dầu thì dĩ nhiên, lo ngại này là có cơ sở.

Vị lãnh đạo này khẳng định, cách điều hành này làm cho các doanh nghiệp buộc phải thích ứng như giảm bớt nhập khẩu xăng dầu đi hoặc giảm bớt lượng bán ra khi bị lỗ.

Petrolimex thì có thể không làm như vậy, nhưng đó là xu hướng phổ biến của nhiều đầu mối khác, nhất là trong thời điểm nhạy cảm, khi các cơ quan quản lý đang xem xét và duyệt cho tăng  giá.

Về điểm này, các doanh nghiệp đầu mối có thể vi phạm vào quy định về hạn mức nhập khẩu, song Nhà nước không có cơ chế kiểm soát và chế tài xử phạt vi phạm.

Cơ chế như vậy đã dẫn tới điều tất yếu: khi giá thế giới giảm, doanh nghiệp cũng không bao giờ chủ động giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng. Bởi lẽ, giả dụ 2 lo ngại trên xảy ra sau khi doanh nghiệp giảm giá thì khi đó, muốn đề nghị tăng giá lại rất khó được duyệt, vị lãnh đạo này trần tình.

Con đường tất yếu là các doanh nghiệp đầu mối, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, có ít  mạng lưới bán lẻ thuộc sở hữu sẽ tăng thù lao cho đại lý để đẩy mạnh lượng hàng bán ra, kéo theo thù lao chung trên thị trường tăng mạnh. Điều đó tạo ra một cuộc đua ngầm về thu lao cho đại lý và vượt xa con số định mức hoa hồng theo quy định của Bộ Tài chính.

Lãnh đạo doanh nghiệp này nói,  đó chính là biện pháp phòng thủ của doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và nó xuất phát từ chính cách điều hành giá của Nhà nước. Như thế, người tiêu dùng luôn thiệt, doanh nghiệp đầu mối chịu đủ thứ tai tiếng, chỉ có các đại lý bán lẻ thì hưởng lợi.

Thị trường “một giá”- biết rồi để đấy

Mô tả ảnh.
10.000 cửa hàng xăng dầu đều một giá. (Ảnh: Phạm Huyền)

Tuy nhiên, khi trao đổi với VietNamNet, các doanh nghiệp xăng dầu chán nản: "Chúng tôi chưa có một ngày được đi theo thị trường. Xăng dầu chưa có 1 ngày được gọi thị trường. Nhà nước vẫn ôm hết".

Ngay từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Quyết định 178 về kinh doanh xăng dầu, cho phép bước đầu, doanh nghiệp được điều chỉnh giá xăng trong  phạm vi 10% và giá dầu trong phạm vi 5%, nhà nước xác định giá định hướng. 

Kế đến là Nghị định 55 ban hành ngày 7/4/2007, đã giao quyền tự định giá cho doanh nghiệp xăng dầu, với các mốc quan trọng như từ 1/7/2007 áp dụng với xăng và từ 16/9/2008 là áp dụng với dầu.
Mức giá mà doanh nghiệp “xin phép” điều chỉnh thực tế chỉ như một con số tham chiếu cho chính sách điều hành của Nhà nước đối với mặt hàng này. Căn cứ vào đây, Nhà nước sẽ cân đối các khả năng khác giữa việc giảm giá hay tăng thuế, trích Quỹ…

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A chỉ ra rằng, chúng ta mang tiếng là có tới 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, tưởng chừng số lượng rất lớn nhưng chẳng thấy cạnh tranh ở đâu, thị trường ở đâu.

Đập vào mắt người tiêu dùng hiện nay vẫn chỉ là những tín hiệu “phi thị trường”mà xuất phát từ chính cơ chế. Nghịch lý ấy là, dù giá vốn của 11 doanh nghiệp khác nhau, lãi, lỗ của từng doanh nghiệp là khác nhau nhưng họ vẫn bán chung 1 mức giá giống nhau.

Hệ thống phân phối bán lẻ của ta cũng đã bung ra tới 10.000 cửa hàng nhưng vẫn là hệ thống “một giá”. “Tôi đi nhiều nước, có để ý chuyện bán xăng thì thấy, cửa hàng này một giá, cửa hàng kia là giá khác”, ông Nguyễn  Quang A kể.

Theo ông, cái một giá này, bây giờ là Nhà nước đang ấn định. Còn mai sau, 11 doanh nghiệp mà tự định giá và thị trường vẫn chỉ có một giá, thì đó là dấu hiệu câu kết rồi, là việc làm thủ tiêu sự cạnh tranh của thị trường rồi. Đó là điều mà Luật của Việt Nam nghiêm cấm.

Ngoài ra, tín hiệu phi thị trường khác do lịch sử ngành xăng dầu để lại, đó là tỷ lệ 57% thị phần do Petrolimex nắm giữ, 10 doanh nghiệp còn lại chia nhau, nắm 43% thị phần. Với tỷ lệ này thì Luật Cạnh tranh đã qui định là vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền. Trên thực tế, mọi tín hiệu điều chỉnh giá hiện nay đều phải chờ động thái của anh cả này.

Thế nhưng, Liên Bộ Tài chính-Công Thương, các nhà soạn thảo Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu hơn 1 lần, vẫn khẳng định, tỷ lệ ấy không ảnh hưởng gì tới quá trình thị trường hoá xăng dầu.

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã khảng khái nói: Đừng bao giờ kỳ vọng rằng, có ngay một thị trường xăng dầu cạnh tranh như ở nước ngoài. Bây giờ, xăng dầu Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi và chúng ta sẽ buộc phải chịu “đau”.

Thừa nhận về sự nửa vời trong cái gọi là thị trường xăng dầu, ông Hiếu chia sẻ, chúng tôi phải “nghiến răng” mà chịu dư luận chỉ trích về cơ chế, phải chịu khổ khi đưa ra Quỹ bình ổn rồi bị treo…

  • Phạm Huyền
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));