Xuất khẩu tôm: Mỹ thông, Nhật khó?
19:35' 21/12/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo ông Nguyễn Tín Ngưỡng - Giám đốc Công ty chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau mặc dù tôm Việt Nam sẽ dễ dàng khi vào Mỹ, nhưng áp lực cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản lại tăng cao hơn.

Soạn: AM 226423 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Xuất khẩu tôm Việt Nam vào Mỹ sẽ dễ dàng hơn.

Tôm Việt Nam sẽ không bị Nhật Bản "ép giá"

Ông Ngưỡng cho hay hiện nay tôm Việt Nam vào Nhật khá dễ dàng. Việt Nam đã  vượt Indonesia trở thành nước xuất khẩu tôm nhiều nhất vào thị trường này. Tuy nhiên Ấn Độ, Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc do phải chịu mức thuế phá giá cao hơn tại Mỹ sẽ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Nhật Bản.

Theo phân tích của ông Chu Văn An - Phó Tổng Giám đốc Công ty chế biến Thủy sản Minh Phú, sợ nhất Mỹ áp thuế tôm Thái Lan thấp hơn Việt Nam. Thời gian qua DN nhập khẩu Mỹ cũng chờ DOC phán quyết về mức thuế chống phá giá cuối cùng đối với tôm Thái Lan, mới chính thức quyết định có mua tôm của Việt Nam hay không. Vì vậy khi mức thuế DOC đưa ra với 4 nước bị đơn còn lại đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường Mỹ. Và chính lợi thế này cũng giúp ta không bị Nhật ép giá, tạo ra một cán cân đối trọng với thị trường Nhật.

Ông Trần Thiện Hải - Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải cho biết thị trường Nhật hiện tiêu thụ khoảng 45% lượng hàng xuất khẩu của Minh Hải, gần tương đương với thị trường Mỹ. Ông Hải cho rằng áp lực cạnh tranh tại Nhật không thật đáng lo ngại. Nếu DN ta tiếp tục nắm bắt cơ hội, ổn định giá cả, chất lượng thì thị trường Nhật vẫn trong tầm tay.

Phải nâng cao chất lượng 

Trao đổi với VietNamNet, các vị giám đốc DN xuất khẩu tôm đều đánh giá cao lợi thế thuế phá giá tôm của Việt Nam khi tôm Thái Lan, Ấn Độ bị Mỹ áp thuế cao hơn, tuy nhiên tất cả đều cho rằng đây không phải là yếu tố quyết định. Chìa khóa nằm ở việc mình tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng ra sao, đẩy mạnh phát triển thương hiệu thế nào.

Ông Chu Văn An cho biết Nhật Bản rất thích tôm sinh thái Việt Nam với chất lượng cao. Trên thực tế tôm sinh thái cũng bán được với giá cao hơn tôm thường khoảng 20%. Ông Nguyễn Tín Ngưỡng thừa nhận hiện nay năng suất của Công ty Chế biến Thủy sản và XNK Cà Mau  còn thấp, nông dân nuôi tôm phải chịu rủi ro cao. Trong tương lai theo ông công tác thủy lợi phải được cải thiện, người nông dân cần nắm vững kỹ thuật chọn giống tốt, đặc biệt duy trì hình thức nuôi tự nhiên, bán thâm canh.

Ông Trần Thiện Hải tuyên bố với tình hình hiện nay, chúng ta phải lấy chất lượng làm lợi thế cạnh tranh lâu dài, nuôi tôm sạch, không ô nhiễm. Trong tương lai gần, chắc chắn lượng tôm xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng, không chỉ vào Mỹ, Nhật Bản, EU mà còn phát triển mạnh tại một số thị trường khác như Úc, Canada... Từ ngày 31/12 đến nay, giá tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam tăng khoảng 5 -10%.

  • CT

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Israel giúp Việt Nam kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến (20/12/2004)
Giá gà tăng chóng mặt (16/12/2004)
Sen vòi Việt Nam vươn qua Mỹ (15/12/2004)
Vietnam Airlines ký hợp đồng mua 10 chiếc A321 (08/12/2004)
Hội chợ Nông nghiệp 2004: Tôn vinh sản phẩm lúa gạo (07/12/2004)
Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh (06/12/2004)
Xuất khẩu hàng dệt may đã đạt gần 4 tỷ USD (04/12/2004)
Than tăng giá, xi măng “chóng mặt” (04/12/2004)
Triển vọng mới cho xuất khẩu cà phê (04/12/2004)
Vụ kiện tôm: Hy vọng thắng vẫn còn! (02/12/2004)
VASEP: Phán quyết cuối cùng của DOC vẫn bất công (01/12/2004)
Đêm nay, vụ kiện tôm sẽ có phán quyết cuối cùng (30/11/2004)
Hậu Giang: nông nghiệp chỉ giữ chủ lực đến 2010 (27/11/2004)
15 năm nữa, liệu VN có công nghiệp ôtô? (26/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang