300.000 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội 2005
17:40' 06/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo tính toán của Bộ KH&ĐT, vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 huy động khoảng 300.000 tỷ đồng (giá hiện hành), tương đương 18-19 tỷ USD, tăng 16% so với ước thực hiện năm 2004 và bằng khoảng 36,5% GDP. Trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 68%, vốn ngoài nước chiếm khoảng 32%. 

Soạn: AM 239251 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Đầu tư cho hạ tầng kinh tế chiếm 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trong tổng số vốn này, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là gần 66.000 tỷ đồng, chiếm 22% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tăng khoảng 8% so với ước thực hiện năm 2004. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chiếm khoảng 30.000 tỷ đồng, chiếm 10% tổng nguồn vốn và tăng khoảng 3,5% so với ước thực hiện 2004. 

Nguồn vốn từ khu vực DN nhà nước dự tính là 59.000 tỷ đồng, chiếm 19,7% nguồn vốn và tăng 20% so với ước thực hiện 2004. Vốn của một số tổng công ty lớn như sau: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đạt 17.000 tỷ đồng, Tổng Công ty Dầu khí VN đạt 25.000 tỷ đồng, Tổng Công ty Thép Việt Nam là 2.200 tỷ đồng, Tổng Công ty Than VN là 600 tỷ đồng, Tổng Công ty Hóa chất VN là 1.200 tỷ đồng, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam 800 tỷ đồng...

Nguồn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân khoảng 83.500 tỷ đồng, chiếm 27,8% tổng nguồn vốn và tăng 20% so với ước thực hiện 2004. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 45.000 tỷ đồng, tương đương 2,8 tỷ USD. Ngoài ra, tiếp tục huy động khoảng 16.500 tỷ đồng từ công trái giáo dục, trái phiếu chính phủ (8.000-10.000 tỷ đồng), trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị và các hình thức huy động khác khoảng 6.500 tỷ đồng. 

Về cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư cho các ngành hạ tầng kinh tế khoảng 70,1%, các ngành hạ tầng xã hội khoảng 22,8%. 

Nhằm đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát và lãng phí, Bộ KH&ĐT cũng đưa ra một loạt các biện pháp. Trong năm 2005, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ rà soát, sửa đổi các quy định về đăng ký kinh doanh, khắc dấu, cấp mã số thuế và bán hóa đơn để đến cuối năm 2005, thời gian đăng ký tối đa không quá 15 ngày. Mặt khác, Nhà nước cũng sẽ sớm ban hành các quy định về việc các tổng công ty, DN lớn (Điện lực, Xi măng, Bưu chính Viễn thông...) phải bán trái phiếu ra thị trường, phát hành trái phiếu DN. 

Bộ KH&ĐT cũng đặt mục tiêu trong quý II/2005 hoàn thiện danh mục các dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, điều chỉnh quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực theo hướng mở rộng sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế đồng thời cũng trình lên Chính phủ Đề án Tăng cường Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng mở rộng phân cấp việc cấp giấy phép và quản lý đầu tư cho UBND cấp tỉnh, thực hiện quy định đăng ký cấp phép đầu tư phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết hội nhập của VN. 

Đặc biệt, Việt Nam sẽ đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất, dịch vụ (phí cảng biển, nước...) nhằm hỗ trợ DN nâng cao khả năng cạnh tranh và xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

  • PT
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng mạnh (06/01/2005)
Giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng (29/12/2004)
Xe máy Hoa Lâm chuyển nhượng 30% vốn cho nước ngoài (27/12/2004)
Xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 90% kế hoạch năm (26/12/2004)
Xuất khẩu cà phê trong tương lai với giá hiện tại (22/12/2004)
Bostik sẽ đầu tư vào Việt Nam (22/12/2004)
Xuất khẩu tôm: Mỹ thông, Nhật khó? (21/12/2004)
Israel giúp Việt Nam kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến (20/12/2004)
Giá gà tăng chóng mặt (16/12/2004)
Sen vòi Việt Nam vươn qua Mỹ (15/12/2004)
Vietnam Airlines ký hợp đồng mua 10 chiếc A321 (08/12/2004)
Hội chợ Nông nghiệp 2004: Tôn vinh sản phẩm lúa gạo (07/12/2004)
Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp tăng mạnh (06/12/2004)
Xuất khẩu hàng dệt may đã đạt gần 4 tỷ USD (04/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang