Nông dân chưa quen làm ăn theo hợp đồng
04:49' 13/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Đa số nông dân Việt Nam còn xa lạ phương thức sản xuất theo hợp đồng với DN. Ngay cả đối với những hợp đồng đã được ký kết thì tỷ lệ thực hiện rất thấp như ngành gạo ở An Giang chỉ có 10-15%. 

Soạn: AM 243237 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Sản xuất gạo ở Việt Nam còn manh mún. Ảnh: Nguyên Vũ.

Đây là nội dung chính của buổi Hội thảo “Sản xuất Nông nghiệp theo Hợp đồng” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Đại học An Giang vừa phối hợp tổ chức.

Trong hai ngày làm việc (11 – 12/1/2005), khoảng 70 đại biểu từ các sở, viện nghiên cứu, hiệp hội nông dân và liên minh hợp tác xã, công ty thu mua và chế biến nông phẩm của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cùng các nhà tài trợ, công ty tư vấn, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước... đã trình bày tham luận về những thuận lợi và khó khăn của việc sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng hiện nay.

Đa số DN kinh doanh xuất khẩu gạo chưa quan tâm đến hợp đồng bao tiêu, hay chưa thấy cần thiết phải xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình. Bởi, các DN còn xuất khẩu gạo theo hợp đồng ngắn hạn và đa số vẫn xuất loại gạo thường (không phải đặc sản), gạo không thương hiệu.

Tỷ lệ thực hiện hợp đồng thấp cũng do áp lực thị trường chưa thật đủ mạnh để ép cả hai bên liên kết với nhau, nên giá theo thời điểm và giá sàn là hai phương thức được chọn phổ biến cho các hợp đồng bao tiêu lúa gạo hiện nay. Vì vậy tình trạng giá lên thì nông dân “không cần” DN, còn giá xuống thì DN “quay lưng” với nông dân vẫn cứ tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều năm.

Ông Phạm Tấn Hoà, Trưởng phòng Kế hoạch Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFITEX) cho biết: ''An Giang đã triển khai hợp đồng tiêu thụ nông sản được vài năm nay nhưng hiệu quả không cao do giá lúa trong hợp đồng bao tiêu không thu hút được nông dân. Ví dụ, AFITEX ký hợp đồng với nông dân là 7.000 ha nhưng sản lượng mua chỉ đạt 5-10% đã ký. Hầu hết nông dân đều thích bán tại đồng chứ không thích bán tại kho hay điểm tập kết của DN vì họ mất thêm phí vận chuyển. Ngoài ra, điều kiện thu mua của thương lái cũng linh động hơn, như về độ ẩm, họ có thể chấp nhận đến 18-19% trong khi DN quy định độ ẩm tối đa cho phép là 16%''. 

Để có thể hạn chế những khó khăn, thúc đẩy nông dân tham gia vào mô hình sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng, từ đó có thể hưởng lợi từ chuỗi giá trị nông nghiệp, Hội thảo đã đề xuất một số giải pháp như: tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn để khuyến khích nhiều DN (cả trong và ngoài nước) đầu tư kinh doanh nông sản. Nhiều DN tham gia vào thị trường sẽ tạo ra tính cạnh tranh cần thiết giúp khai thác triệt để và nâng cao năng lực sản xuất của nông dân. Mặt khác, Nhà nước cần cải thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là các điều khoản về tính ràng buộc và chế tài xử phạt của hợp đồng để nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện.

  • PT

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ký hợp đồng dự án đại lộ Đông - Tây Sài Gòn (12/01/2005)
Xuất khẩu 320.000 tấn gạo vào Philippines (12/01/2005)
Yamaha sẽ sản xuất phụ tùng tại Việt Nam (12/01/2005)
Vụ kiện tôm: Quyết định cuối cùng của USITC (08/01/2005)
300.000 tỷ đồng phát triển kinh tế - xã hội 2005 (06/01/2005)
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc tăng mạnh (06/01/2005)
Giá gạo xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng (29/12/2004)
Xe máy Hoa Lâm chuyển nhượng 30% vốn cho nước ngoài (27/12/2004)
Xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 90% kế hoạch năm (26/12/2004)
Xuất khẩu cà phê trong tương lai với giá hiện tại (22/12/2004)
Bostik sẽ đầu tư vào Việt Nam (22/12/2004)
Xuất khẩu tôm: Mỹ thông, Nhật khó? (21/12/2004)
Israel giúp Việt Nam kỹ thuật nuôi bò sữa tiên tiến (20/12/2004)
Giá gà tăng chóng mặt (16/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang