80% cơ sở ngành nghề nông thôn đói vốn
09:32' 01/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Bộ NN-PTNT, hiện nay, ngành nghề nông thôn ở nhiều nơi phát triển tự phát, công nghệ lạc hậu. Có đến 80% các cơ sở không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất; 30% các cơ sở thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất ở mức nghiêm trọng.

Nuôi trồng thuỷ sản đóng góp lớn vào việc đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Ảnh HÀ YÊN.

Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 15 về công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) công nghiệp nông thôn đã được bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Hà Nội ngày 31/5.

Bộ NN-PTNT đánh giá, những năm qua, mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu, song, sự chuyển biến này thiếu bền vững và chưa rõ nét, nhất là kinh tế nông thôn tại nhiều địa phương. Lúa vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu cây trồng, tỷ trọng giá trị chăn nuôi mới vượt qua ngưỡng 20%; giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp còn thấp so với tiềm năng.

Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, theo phong trào, thiếu quy hoạch và hướng dẫn chặt chẽ nên kém hiệu quả và không bền vững.

Nhiều cơ sở công nghiệp chế biến với công nghệ lạc hậu (53% số DN công nghệ thấp), đơn điệu về sản phẩm, chủ yếu là sơ chế, giá trị gia tăng thấp. Các ngành công nghiệp có thế mạnh về thu hút lao động, nguyên liệu tại chỗ như dệt may, da giày đồ gia dụng vẫn chủ yếu ở các thành phố lớn, chậm đưa về nông thôn.

Bên cạnh đó, quá trình xây dựng các KCN, khu đô thị không có sự kết hợp giữa việc chuyển đổi đất với sử dụng lao động tại chỗ, tạo việc làm mới và chuyển nghề cho nông dân dẫn đến nguy cơ thiếu việc làm đối với nông dân. Từ năm 2000 đến 2003, đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng là trên 100.000ha và đang tiếp tục tăng. Qua khảo sát, trung bình mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc sau khi bị thu hồi đất.

Theo Bộ NN-PTNT, 3 năm qua, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 5,1%/năm. Diện tích lúa giảm gần 340.000ha, nhưng sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 triệu tấn/năm, bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu tấn. Tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 17 lên trên 22%. Độ che phủ của rừng tăng từ 35% năm 2001 lên 36,7% năm 2004. Trình độ KHCN trong nông nhiệp, thuỷ sản được nâng cao. Chương trình giống có hiệu quả lớn. Trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng... được sử dụng giống mới. Ngành thuỷ sản đã đưa vào sản xuất một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản năm 2004 đạt 6,68 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2001. Đặc biệt, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng mạnh, đạt trên 1,2 tỷ USD, gấp 3,3 lần so với năm 2001.

Thời gian tới, chủ trương CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn sẽ tập trung vào các vấn đề phát triển mạnh chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả và nâng cao đời sống cho nông dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.

  • H.Phương
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng mạnh (31/05/2005)
Đầu tư 400 triệu USD XD nhà máy phân đạm Ninh Bình (30/05/2005)
Tìm cơ chế đẩy mạnh XK tôm vào Mỹ (26/05/2005)
Thuỷ sản xuất khẩu hướng sang EU, Trung Quốc (26/05/2005)
Đấu giá xong 23,5 tấn thịt gà của Mỹ (25/05/2005)
Bấp bênh cung - cầu cá tra, basa (25/05/2005)
Gần 60% các HTX thuỷ sản hoạt động yếu kém (24/05/2005)
Dự án Dung Quất: Chúng ta đã bị động! (24/05/2005)
Tàu 20 sức ngựa trở lên buộc phải đăng kiểm (23/05/2005)
Giá hạt điều xuất khẩu tăng mạnh (23/05/2005)
Các nhà máy đường đang có lãi (20/05/2005)
Ấn Độ kiện Hải quan Mỹ về khoản tiền đặt cọc (20/05/2005)
Lập Ban điều hành sản xuất và tiêu thụ cá tra, basa (20/05/2005)
Quy định tạm thời về SX nước mắm Phú Quốc (19/05/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang