VN có 6 sản phẩm lợi thế khi gia nhập WTO
16:05' 23/06/2005 (GMT+7)

Chúng ta có khoảng 5, 6 sản phẩm không “sợ” khi hội nhập là gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè..., đó là những sản phẩm đã có sẵn lợi thế cạnh tranh và cần được tập trung làm tốt hơn trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng cho biết.

Soạn: AM -20322 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Việt Nam hiện có 170 DN tham gia xuất khẩu chè.

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa WTO, người nông dân cần phải “chuẩn bị” những gì cho xu thế hội nhập đó?

- Trong bối cảnh hiện nay, bà con nông dân cần chú trọng chất lượng sản phẩm mình làm ra chứ không chỉ quan tâm tới số lượng như trước đây, ví như sản phẩm gạo, vấn đề không chỉ là xuất khẩu nhiều mà sao xuất khẩu được những loại gạo chất lượng cao để “thuyết phục” các thị trường khó tính.

Cần đặc biệt chú trọng những tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế, chất lượng không chỉ ngon mà phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chúng ta cũng phải chú ý đến những thành phần kinh tế sẽ hỗ trợ cho quá trình hội nhập của bà con, như là hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, các trang trại có quy mô lớn, để tập hợp nông dân hình thành những vùng sản xuất tương đối tập trung, đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất đến thu hoạch, chế biến. 

Chúng ta có khoảng 5, 6 sản phẩm không “sợ” khi hội nhập là gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè..., đó là những sản phẩm đã có sẵn lợi thế cạnh tranh và cần được tập trung làm tốt hơn trong thời gian tới.

Soạn: AM -46198 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hạt tiêu là một mặt hàng xuất khẩu có giá.

Tuy nhiên, vẫn có những sản phẩm có tiềm năng nhưng làm chưa tốt như mặt hàng rau quả, hay là các sản phẩm từ chăn nuôi như thịt, sữa...Rau quả chúng ta đang làm quá phân tán, chưa hình thành những vùng “chuyên”.

Trong quá trình hội nhập, nhiều bà con nông dân đã  “nhường” ruộng đất cho các khu công nghiệp, Thứ trưởng có bình luận gì về đề xuất cho người nông dân được góp cổ phần vào những khu công nghiệp bằng đất? 

- Đó là những ý tưởng tốt, Bộ hoàn toàn ủng hộ ý tưởng đó. Bởi vì thường thì tài sản lớn nhất của người nông dân là đất đai.

Như vậy, người nông dân sẽ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với doanh nghiệp, gắn bó hơn với doanh nghiệp, “mất đất” nhưng vẫn có cổ phần và việc làm tại chính doanh nghiệp đó hoặc là ở nơi khác để thêm thu nhập. Đây là một ý tưởng mới và Bộ đang triển khai từng bước.

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đánh bắt xa bờ... nằm bờ (23/06/2005)
Lắp thành công thêm 1 thiết bị NM Nhiệt điện Uông Bí (23/06/2005)
Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận hợp tác nông nghiệp (22/06/2005)
Đẩy mạnh ứng dụng tự động hoá trong công nghiệp (22/06/2005)
Tuyên dương những nông dân làm ra bạc tỷ (22/06/2005)
Triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2005 (22/06/2005)
Cảnh báo nguy cơ đầu tư ôtô tràn lan (21/06/2005)
Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc có thể tăng 15% (21/06/2005)
Chạy đua sản xuất... bia! (21/06/2005)
Cá ba sa “vùng vẫy” trên sân nhà (21/06/2005)
Xuất khẩu thủy sản: Qua cơn bĩ cực? (20/06/2005)
Tăng cường năng lực cạnh tranh hàng không, hàng hải (20/06/2005)
Thay đổi mô hình quản lý điện ở nông thôn (18/06/2005)
Phát hiện thêm một giếng dầu (18/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang