Công ty bên bờ vực phá sản, lãnh đạo vô can
16:06' 25/07/2005 (GMT+7)

Công ty XNK và XD Nông lâm nghiệp thuộc Sở NN & PTNT Hà Nội, trong một thời gian ngắn đã dính đến 2 vụ án hình sự. Công ty hiện đứng trên bờ vực phá sản còn lãnh đạo thì... vô can

Kỳ I: Nhiều tỷ đồng đã biến đi đâu?

Sống chết mặc bay

Làm rõ hàng chục tỷ đồng đi đâu

Năm 2004, cơ quan điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Công Tụng do có liên quan đến một đường dây làm hồ sơ giả để chiếm đoạt tiền thuế GTGT (khoảng hơn 4 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau đó phần lớn các đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án như: Phan Anh Tuấn, tên Luỹ đã bỏ trốn, nên sau đó Viện Kiểm sát đã đình chỉ việc khởi tố bị can đối với ông Tụng.

Mới đây, Cơ quan CSĐT cũng đã đến Văn phòng công ty để thu thập tài liệu nhằm điều tra việc thu nghĩa vụ của các xí nghiệp. Theo một cán bộ điều tra thì việc thu hàng tỷ đồng nghĩa vụ của các đơn vị thành viên mỗi năm có dấu hiệu bị để ngoài sổ sách để chia chác.

Soạn: AM 495187 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Công ty XNK và xây dựng nông lâm nghiệp.

Công ty XNK và XD Nông lâm nghiệp, có 9 xí nghiệp (XN) thành viên, 5 chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh và 5 phòng chức năng, nghiệp vụ.

Theo quy chế công ty ban hành, hàng năm công ty thực hiện khoán doanh thu đối với các đơn vị thành viên. Hàng năm các đơn vị thành viên đều phải đăng ký việc thực hiện kế hoạch doanh thu với công ty, trên cơ sở đó để tính tổng số tiền mà từng đơn vị phải nộp. Nếu đơn vị thành viên nào không hoàn thành nghĩa vụ thì giám đốc có thể bị cách chức.

Trên cơ sở những quy định đó, trong các năm 2000 - 2003 (thời kỳ ông Nguyễn Công Tụng làm GĐ), mỗi năm các đơn vị thành viên đã phải nộp từ 3 - 5 tỷ đồng.

Tiền nghĩa vụ phải nộp về cho công ty, nhưng cơ chế đối với các đơn vị thành viên lại hết sức bó buộc. GĐ các đơn vị thành viên là người phải trực tiếp lo lương cho công nhân của XN, đóng thuế cho Nhà nước, phải chịu trách nhiệm nếu để thất thoát tài sản, nhưng hầu như lại không được tự chủ, nếu ký hợp đồng kinh tế từ 500 triệu đồng trở lên là phải được sự đồng ý của ông Tụng.

Dù bị o ép, nhưng không có ai dám phản kháng lại, vì rất sợ vào thế của ông Nguyễn Công Tụng (ông Tụng là em trai của một cán bộ có cỡ thời kỳ đó, nay đã nghỉ hưu).

Hàng chục tỷ đồng biến đi đâu?

Theo điều tra của phóng viên, những năm qua, hầu như Văn phòng công ty (có khoảng trên 30 cán bộ) sống nhờ vào tiền nộp nghĩa vụ của các đơn vị thành viên.

Bị kỷ luật vì đi viếng đám ma

Chiều 12/7, ông Nguyễn Văn Tuẫn - GĐ Xí nghiệp XD&PTNT đang trên đường từ Hà Nội đi Hải Phòng viếng đám ma ông Nguyễn Thành Chanh - Nguyên Trưởng phòng Vật tư của công ty đã từ trần, lễ viếng được tổ chức tại Hải Phòng vào hồi 14 giờ ngày 13/7.

Tuy nhiên, đang trên đường đi viếng thì ông nhận được điện thoại của nhân viên hành chính Cty báo quay trở lại để họp vào buổi chiều. Do đang trên đường đi, ông Tuẫn nói không thể quay về. Mặt khác, chính ông Trần Nghĩa - Phó GĐ công ty - đã có văn bản gửi Sở NN&PTNT xin hoãn cuộc họp vì cán bộ chủ chốt của công ty phải đi viếng đám ma.

Ai ngờ, sau khi từ đám tang trở về, ông Nguyễn Văn Tuẫn đã bị ông Đặng Quang Thanh - Quyền GĐ công ty - ra thông báo hình thức kỷ luật cảnh cáo về Đảng, với lý do “tự ý bỏ họp”.

Cùng bị kỷ luật hình thức cảnh cáo với ông Tuẫn còn có bà Phạm Thị Bích Diệp - Trưởng phòng Kế hoạch, Thường trực Đảng ủy và ông Bùi Mạnh Hà - Phó phòng Tài chính.

Điều đáng nói, từ tháng 5/2005, Sở NN&PTNT đã có thông báo, yêu cầu ông Thanh phải bàn giao dần công việc tại công ty cho ông Trần Nghĩa phụ trách (để ông Thanh chuyển công tác khác). Tuy nhiên đến nay, ông Thanh vẫn điều hành công việc tại công ty bình thường.

Trong những năm từ 2000 - 2003, tổng doanh thu của các đơn vị thành viên ít cũng đạt 125 tỷ đồng/năm, năm nhiều đạt trên 200 tỷ đồng, nên số tiền mà các đơn vị nộp cho công ty từ 3 - 5 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, do đây là một doanh nghiệp nhà nước của TP Hà Nội nên vẫn có tiền ngân sách “rót” xuống để bổ sung vốn lưu động. Hiện số vốn lưu động mà ngân sách TP Hà Nội rót cho công ty đã lên đến 4,7 tỷ đồng.

Số tiền thu được từ việc cho thuê văn phòng, nhà hàng, cho thuê đất khoảng 3 tỷ đồng. Tính ra mỗi năm, riêng bộ phận Văn phòng công ty cũng có cả chục tỷ đồng để chi tiêu.

Theo một lãnh đạo Cty, số tiền trên được dùng vào việc chi lương cho hơn 30 cán bộ Văn phòng là chính. Thực tế, việc chi lương cho những cán bộ này cũng chỉ hết trên 300 triệu đồng/năm.

Còn lại là chi tiền điện thoại, điện nước. Nhưng không hiểu sao cho đến nay trong tài khoản của công ty gần như trống trơn. Thậm chí, theo một nguồn tin của phóng viên, hiện công ty còn nợ ngân hàng khoảng trên 11,2 tỷ đồng (trong đó mất khả năng thanh toán khoảng 7 tỷ đồng, nợ quá hạn khoảng 4 tỷ đồng). Dư luận đặt câu hỏi: Số tiền hàng chục tỷ đồng đó đi đâu?

Sau khi ông Tụng nghỉ hưu (tháng 9/2003), dù nhiều cán bộ chủ chốt ở các đơn vị phản đối, nhưng không hiểu sao, lãnh đạo Sở NN & PTNT Hà Nội vẫn đưa ông Đặng Quang Thanh về làm Quyền GĐ công ty.

Từ đó đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty càng lâm vào bế tắc. Nửa năm 2005, Cty hầu như không ký được hợp đồng kinh tế mới nào, chỉ thực hiện được 7,2% kế hoạch đề ra.

Hiện tình hình tài chính của công ty XNK&XD Nông lâm nghiệp thực sự bi đát, với cơ chế “một cổ nhiều tròng”, phần lớn các đơn vị thành viên cũng không có doanh thu, đồng nghĩa với việc không có tiền nộp nghĩa vụ, nên lãnh đạo công ty đã phải vay lãi để trả lương cho cán bộ.

Khi chúng tôi đến làm việc, cửa phòng Q.Giám đốc Thanh đóng im ỉm, còn Phó GĐ Trịnh Khắc Tú cho biết, dù chỉ có mấy trăm ngàn tiền điện thoại di động, ông cũng phải móc tiền túi để trả.

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhiều dòng sông đang chờ... thủy điện (25/07/2005)
Sốt “vàng trắng” (25/07/2005)
Xuất khẩu cá tra, basa sang các quốc gia Hồi giáo (24/07/2005)
Gần 1,4 tỷ xây dựng thương hiệu cho 5 nhóm thủy sản (22/07/2005)
Phát triển công nghiệp ôtô: Dễ bị đi ngược (22/07/2005)
Hải Phòng: Những công trình “đắp chiếu” kéo dài (22/07/2005)
Phát triển lúa phụ thuộc vào Trung Quốc! (22/07/2005)
400 triệu USD cho Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình 2 (21/07/2005)
Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng ký gói thầu 500 triệu USD (21/07/2005)
Hợp đồng 400 triệu USD để chủ động nguyên liệu đóng tàu (21/07/2005)
Trao giấy phép đầu tư cho liên doanh Tanda Motor (20/07/2005)
Xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc đang chững lại (20/07/2005)
Cá basa Việt Nam ngon hơn cá da trơn Mỹ (20/07/2005)
Trên 83 tỷ đồng xúc tiến xuất khẩu thủy sản (19/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang