DN nước chấm kiến nghị lùi thời hạn công bố tiêu chuẩn
06:19' 15/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mục tiêu của kiến nghị là giúp DN có thời gian ổn định, nhằm thuận lợi cho việc chuẩn bị chuyển giao công nghệ sản xuất nước tương sạch.

Thuận Phát, một nhà sản xuất nướchấm đã có sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ.

Sáng 13/8, 20 doanh nghiệp thành viên trong Câu lạc bộ các nhà sản xuất nước chấm ở TP.HCM đã có buổi trao đổi, thảo luận tìm kiếm giải pháp ổn định tình hình sản xuất sau nhng ngày biến động vừa qua.

Buổi làm việc này có sự tham gia của Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, Trung tâm kiểm định đo lường chất lượng số 3 (QUATEST 3), Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Trung tâm Phát triển khoa học và Công nghệ trẻ, các nhà khoa học trong đó có chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nước chấm, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn.

Theo giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, thực tế sự ảnh hưởng của nước tương đến sức khỏe không đến nỗi trầm trọng như sự lo ngại. Theo các nước châu Âu, hàm lượng 3-MCPD sẽ gây ung thư là 20 phần tỷ ki-lo-gam cho một ki-lo-gam trọng lượng cơ thể, còn với Việt Nam thì lượng này cho phép cao gấp 50 lần. Như vậy, người có trọng lượng bình quân 50kg, thì với lượng nước tương ăn hằng ngày sẽ không gây tác hại cho sức khỏe.

Các nhà sản xuất đề nghị, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng thống nhất một quy trình, phương pháp kiểm tra. Sự thống nhất này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc hợp tác với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, nhằm đạt kết quả trung thực, khách quan nhất.

Các doanh nghiệp nêu ý kiến, cơ quan quản lý cần thống nhất quy định ghi độ đạm trên nhãn chai nước chấm. Hiện tại có sự khác nhau là sản phẩm của các nhà sản xuất liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài không cần ghi độ đạm trên nhãn, trong khi sản phẩm trong nước bắt buộc phải ghi. Điều này sẽ tạo ra sự chọn lựa không công bằng trên thị trường.

Tuy nhiên, vấn đề doanh nghiệp cần thiết nhất và đề nghị Nhà nước tạo điều kiện, là lùi lại thời hạn công bố hàm lượng 3-MCPD và các thông tin khác về sản phẩm, mà theo thông báo của Sở Y tế TP.HCM là phải thực hiện vào ngày cuối cùng là 31/8. Thời gian công bố đề nghị có thể lùi lại từ 6 tháng đến một năm.

Theo bà Trương Lan Anh, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà sản xuất nước chấm TP.HCM, cũng là chủ doanh nghiệp nước chấm Thuận Phát đặt tại 12 đường Hậu Giang, quận 6, trong giai đoạn này doanh nghiệp đang rất cần thời gian để ổn định lại sản xuất, nhằm chuẩn bị cho việc chuyển giao, áp dụng công nghệ sản xuất nước tương sạch. Đặc biệt là các cơ sở sản xuất thủ công quá nhỏ, thiếu vốn, càng cần nhiều thời gian để ổn định sản xuất, tìm giải pháp công nghệ.

Đây là kiến nghị hợp lý và chính đáng, vì nếu công bố trong khi công việc sản xuất chưa ổn định, việc gia công chất lượng chưa được hoàn hảo, sẽ khó khăn cho doanh nghiệp về mặt thông tin.

Tuy nhiên các doanh nghiệp đã rất tiếc rằng trong buổi làm việc, hai cơ quan quản lý quan trọng nhất là Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM đã không cử đại diện đến dự để thu nhận kiến nghị. Bà Trương Lan Anh cho biết, Câu lạc bộ sẽ lập thành văn bản kiến nghị và gửi hai Sở khi sang tuần.

Về việc lập nhà máy sản xuất dung dịch thủy phân theo quy trình “sạch”, các doanh nghiệp đều ủng hộ, và có kiến nghị nhận được sự ủng hộ của UBND thành phố về vốn và mặt bằng.

Hiện nay Saigon Co.op và Xí nghiệp nước chấm Nam Dương đang sở hữu dây chuyền công nghệ sản xuất nước tương sạch do bốn nhà khoa học nghiên cứu chuyển giao, nhưng việc kiểm định sẽ thực hiện như thế nào, cơ quan nào có trách nhiệm, chức năng kiểm định và công nhận, vẫn chưa rõ. Xí nghiệp Nam Dương đang chờ đợi được kiểm định để sớm đưa công nghệ vào vận hành, và có thể chuyển giao cho các nhà sản xuất khác, nhằm tạo một thị trường nước tương sạch rộng rãi phục vụ người tiêu dùng.

  • Đặng Vỹ
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xe máy Việt Nam "đầu Ngô, mình Sở" (13/08/2005)
Công nghiệp TP.HCM chững lại (13/08/2005)
Triển lãm quốc tế đầu tiên về chăn nuôi tại VN (12/08/2005)
Siemens lập thêm công ty con tại Việt Nam (10/08/2005)
Thêm sự khẳng định cá basa VN ngon hơn catfish Mỹ (10/08/2005)
Giá tôm xuất khẩu sẽ tăng cao (10/08/2005)
Sắp có Tập đoàn Than Việt Nam (10/08/2005)
Sanyo đầu tư nhà máy sản xuất camera số tại VN (10/08/2005)
Chè giảm chất lượng, mất thị trường xuất khẩu (10/08/2005)
Vé máy bay phổ thông tương đương vé tàu! (09/08/2005)
Bộ Công nghiệp xả nước đến chân DN ôtô! (09/08/2005)
Vẫn phân biệt đối xử trong sản xuất lắp ráp ôtô (08/08/2005)
Tôm sú là thế mạnh của Việt Nam tại EU (08/08/2005)
Temasek sắp mua 30% cổ phần Pacific Airlines (08/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang