Bộ Thuỷ sản đối phó với lệnh cấm của Louisiana
15:26' 18/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bộ Thủy sản vừa có Công văn khẩn yêu cầu các cơ quan, tổ chức trong ngành kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong tất cả các khâu từ nuôi trồng, bảo quản đến chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Điều này bắt nguồn từ lệnh cấm nhập thủy sản VN của bang Louisiana và Alabama, cấm nhập cá basa VN của Missisippi.

Soạn: AM 519263 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Rất có thể chất kháng sinh bị nhiễm trong thức ăn của cá. Ảnh Hà Yên.

Đây là nội dung chính của Công văn khẩn số 1868 do  Bộ trưởng Tạ Quang Ngọc vừa ký ban hành gửi tới các Sở Thủy sản, Sở NN-PTNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh và Thú y thủy sản (NAFIQAVED).

Theo đó, để đảm bảo duy trì và phát triển lâu dài ngành sản xuất thủy sản trong nước và đáp ứng tốt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các thị trường xuất khẩu, các cơ quan trên phải đưa ngay ra những biện pháp thực hiện Chỉ thị số 07 của Chính phủ về việc ngăn chặn hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và QĐ 07/2005/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản.

Bộ Thủy sản cũng yêu cầu NAFIQAVED tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc cấm cũng như ngăn chặn sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh đã bị cấm trong tất cả các khâu; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT, Bộ Thương mại đảm bảo thực hiện tốt Chỉ thị và QĐ trên.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, một số sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam đã bị áp dụng lện ngừng bán ở các bang: Louisiana, Alabama và Missisippi.

Ngày 12/8, Giám đốc Sở Nông lâm Bang Louisiana đã ban hành lệnh khẩn cấp dừng bán tất cả các loại thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam ở Bang này cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm về dư lượng kháng sinh dòng Fluoroquinolones.

Lệnh cấm trên của Bang Louisiana có hiệu lực 120 ngày kể từ ngày ký, trừ phi có gia hạn của Giám đốc Sở hoặc cho đến khi ban hành những quy định lâu dài. Tất cả các hồ sơ và thông tin liên quan đến phân phối, mua bán thuỷ sản hoặc tất cả các loại thực phẩm có chứa thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam phải được lưu giữ trong 2 năm và sẵn sàng để cho Sở kiểm tra. Lệnh cấm này đang ảnh hưởng tới khoảng gần 350 tấn thuỷ sản Việt Nam đã nhập khẩu vào và bày bán ở Bang Lousiana.

Ngày 12/8, Bang Alabama cũng ban hành lệnh dừng tương tự đối với tất cả các loại thuỷ sản nhập từ Việt Nam. Ngày 16/8, Bang Missisippi ra lệnh dừng bán cá basa nhập từ Việt Nam. Tuy nhiên, hai Bang này chưa đưa ra qui định cụ thể về việc kiểm nghiệm và xử lý các lô hàng nằm trong diện bị dừng bán.

Hiện nay, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang rất lo lắng lệnh dừng bán tương tự có thể lan ra nhiều Bang khác.

Mạng Seafood.com bình luận, mặc dù theo qui định của FDA chất kháng sinh Fluoroquinolones không được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản, song chất này hiện nay vẫn được dùng rộng rãi trong ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm ở Hoa Kỳ và các sản phẩm của chúng vẫn được tiêu thụ trên thị trường mà không cần xuất trình bằng chứng kiểm nghiệm khẳng định không có dư lượng trong sản phẩm. Ngay trong QĐ 07/2005/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản ban hành danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản cũng chưa thấy có loại kháng sinh này.

  • Hà Yên 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kỷ lục về sáng kiến tiết kiệm trong ngành công nghiệp (17/08/2005)
TP.HCM thuê chuyên gia Nhật Bản vạch chiến lược cho ngành ôtô (17/08/2005)
Louisiana ngưng bán thủy sản nhập khẩu từ VN (17/08/2005)
Thủy sản VN có nguy cơ bị cấm nhập vào Lousiana (17/08/2005)
Mỹ hỗ trợ tôm Bangladesh, đe doạ xuất khẩu tôm VN! (16/08/2005)
Đổ xô vào sản xuất xe máy! (16/08/2005)
DN nước chấm kiến nghị lùi thời hạn công bố tiêu chuẩn (15/08/2005)
Xe máy Việt Nam "đầu Ngô, mình Sở" (13/08/2005)
Công nghiệp TP.HCM chững lại (13/08/2005)
Triển lãm quốc tế đầu tiên về chăn nuôi tại VN (12/08/2005)
Siemens lập thêm công ty con tại Việt Nam (10/08/2005)
Thêm sự khẳng định cá basa VN ngon hơn catfish Mỹ (10/08/2005)
Giá tôm xuất khẩu sẽ tăng cao (10/08/2005)
Sắp có Tập đoàn Than Việt Nam (10/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang