Dệt may Đài Loan chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam
03:52' 24/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau Trung Quốc, Việt Nam gần đây đã trở thành nơi sản xuất ưa chuộng của các tập đoàn dệt may Đài Loan do có nhiều lợi thế trong chi phí sản xuất.

Soạn: AM 517989 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Những dự án mới sẽ giúp giải quyết được nhiều lao động.

Thông tin từ Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại TP Hồ Chí Minh, hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của Đài Loan đã thu hẹp sản xuất tại chỗ để chuyển phần lớn sang Việt Nam sản xuất hoặc đầu tư mới với quy mô lớn. Cụ thể, năm 2004 công ty dệt Chung Shing đã đóng cửa hai nhà máy tại Đài Loan và chuyển máy móc thiết bị sang Việt Nam, nâng số cọc sợi của công ty này tại Việt Nam đã lên tới 110.000.

Một công ty khác là Tainan Enterprise Co cũng đã tăng cường công suất hoạt động tại Việt Nam với số cọc sợi lên tới 290.000 trong khi đó tại Đài Loan, công ty đã giảm số cọc sợi xuống 170.000.

Ngoài ra, một khu công nghiệp dệt may tại Việt Nam được tập đoàn Formosa Chemical & Fiber Corp. thành lập và trong vài năm gần đây đã thu hút được rất nhiều nhà sản xuất hàng dệt may Đài Loan chuyển vào hoạt động.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc có nhiều tập đoàn dệt may Đài Loan chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam là một tín hiệu tốt nhằm tăng cường đầu tư, giải quyết lao động, cung cấp nguyên phụ liệu, đẩy mạnh xuất khẩu... Xu hướng này của các doanh nghiệp Đài Loan cũng nằm trong làn sóng đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn dệt may lớn trên thế giới.

Được biết, xu hướng  nhiều nhà sản xuất hàng dệt may chuyển hướng hoạt động sang Việt Nam, Trung Quốc đã khiến cho quy mô sản xuất của ngành dệt may Đài Loan bị thu hẹp. Năm 2004, Đài Loan chỉ còn 1,96 triệu cọc sợi và hiện nay số cọc sợi trong hoạt động thực tế đạt kỷ lục thấp nhất trong vòng 20 năm qua - chưa tới 1,6 triệu cọc sợi. 

Cách đây 10 năm Đài Loan không đủ sức cung ứng lượng sợi xe cho thị trường thế giới, nhưng trong vài năm gần đây các nhà sản xuất Thái Lan, Pakistan, Indonesia, Trung Quốc luôn tìm cách mở rộng công suất và tranh giành thị trường bằng mức giá thấp, đã làm cho  các nhà sản xuất Đài Loan khó cạnh tranh được và đã mất dần lợi thế trên vũ đài quốc tế. Vì vậy, một trong những cách giải quyết là chuyển hướng hoạt động của mình ra thị trường nước ngoài nhằm cắt giảm chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp dệt may Đài Loan hy vọng sự chuyển hướng này sẽ mang lại kết quả kinh doanh tốt đẹp hơn cho họ.

  • Đông Hiếu

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ có tập đoàn đa sở hữu về dệt may (23/08/2005)
Mặt bằng cho DN nhỏ và vừa: cần 10 mới có 1 (23/08/2005)
Cá basa Việt Nam có nguy cơ bị cấm trên toàn nước Mỹ (22/08/2005)
Hàng thuỷ sản nhiễm kháng sinh chỉ là cá biệt (21/08/2005)
Ra mắt Cẩm nang ngành lâm nghiệp (20/08/2005)
Tổng Công ty Chè chuyển sang mô hình Mẹ - Con (19/08/2005)
Bộ Thuỷ sản cấm sử dụng kháng sinh Fluoroquinilones (19/08/2005)
Xăng dầu tăng giá: Chuyển sang ô tô chạy gas (18/08/2005)
Bộ Thuỷ sản đối phó với lệnh cấm của Louisiana (18/08/2005)
Kỷ lục về sáng kiến tiết kiệm trong ngành công nghiệp (17/08/2005)
TP.HCM thuê chuyên gia Nhật Bản vạch chiến lược cho ngành ôtô (17/08/2005)
Louisiana ngưng bán thủy sản nhập khẩu từ VN (17/08/2005)
Thủy sản VN có nguy cơ bị cấm nhập vào Lousiana (17/08/2005)
Mỹ hỗ trợ tôm Bangladesh, đe doạ xuất khẩu tôm VN! (16/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang