Bỏ lúa lai để trồng... cỏ!
12:07' 02/09/2005 (GMT+7)

Các nhà khoa học khẳng định hoàn toàn có đủ giống lúa thuần năng suất gần bằng lúa lai; chất lượng, hiệu quả kinh tế cao hơn lúa lai. Thậm chí, không ít người cho rằng, nên chuyển 30% diện tích lúa sang trồng...cỏ!

Có nhiều giống lúa hiệu quả hơn lúa lai

Lúa lai phải trở về miền núi và trung du, nhận lại chỗ đứng đích thực của nó sau nhiều năm “lưu lạc” ở Đồng Bằng sông Hồng (ĐBSH).

Soạn: AM 536182 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Niềm vui được mùa không cần phải nhờ đến lúa lai

Vì quá chú ý “tài trợ” trồng lúa lai, các tỉnh thuộc vùng thâm canh ĐBSH, nhất là Nam Định trong rất nhiều năm bỏ tiền ngân sách tài trợ trồng lúa lai mà bỏ quên mất chiến lược trồng 300.000 ha lúa chất lượng cao.

Đây chính là thời điểm người nông dân phát huy quyền lựa chọn trồng các loại lúa thuần có chất lượng, năng suất cao. Theo PGS-TS Tạ Minh Sơn, Quyền Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN, với đất 2 lúa chủ động được tưới tiêu hoặc đất 1 vụ lúa mùa sớm và 2 vụ đông; những vùng đất đang cấy lúa lai trong vụ mùa bạc lá nên cấy lúa Xi23, X21, NX30.

Các loại lúa này có năng suất tiềm năng 10 tấn/ha; năng suất thực tế 11 - 12 tấn/ha/2vụ. Lúa này có khả năng chống chịu sâu bệnh, không phải dùng thuốc hoá học. Hiện các loại lúa này đang được trồng đại trà ở các tỉnh: Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An...

Cũng PGS Sơn cho hay, tuỳ vào cơ cấu mùa vụ, nếu không cấy các loại lúa trên, có thể cấy lúa ngắn ngày như Khang Dân 18, Q5; lúa thơm HT1, LT2, Bắc thơm số 7.

Năng suất lúa này đạt 4 - 5 tấn/ha/vụ. Riêng gạo từ lúa thơm HT1, LT2 hiện bán tại các siêu thị với giá 9.000 đồng/kg. Tất cả các loại giống lúa này đều rất sẵn có trên thị trường. GS-VS Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN, người từng được thế giới trao giải thưởng cao nhất về nghiên cứu lúa cũng cho rằng, hiện nay, mực nước biển đã tăng gần 80 cm so với thập kỷ trước, mực nước ở nhiều vùng trũng trong đất liền cũng tăng lên, do đó ở vùng đồng bằng nên trồng lúa cao cây có khả năng sinh ra các loại gen chống úng mà nước ta đã chọn tạo thành công.

Cũng như vậy, tại vùng trung du miền núi, cùng với việc trồng lúa lai nên phát triển các loại lúa chịu hạn tốt hiện đang trồng phổ biến ở Tây Nguyên.

Theo GS Hoàng, ngay tại ĐBSH hiện có rất nhiều loại lúa có năng suất tương đối cao và đặc biệt chất lượng gạo có hàm lượng protein, độ dẻo, mùi thơm hấp dẫn cần hướng dẫn nông dân trồng nhiều để đạt được hiệu quả kinh tế cao như Tám Xoan (hiện trồng phổ biến tại Hải Hậu, Nam Định), P6.

Lúa P6 có hàm lượng Protein đạt hơn 10%, giá bán luôn cao hơn Q5 30%. PGS - TS Nguyễn Tấn Hinh-Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm khẳng định, tại ĐBSH cấy lúa P6 rất thích hợp, cấy 2 vụ lúa này vẫn trồng được cà chua, khoai tây vụ đông.

Tại Viện này, hiện cũng đã khảo nghiệm thành công giống lúa AC5; P211 có hàm lượng protein đạt hơn 10%, là lúa thơm có thể xuất khẩu được. AC5 và P211 dù mới trồng khảo nghiệm nhưng khả năng thích nghi cao với điều kiện ở miền Bắc.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những loại giống thơm kể trên nếu trồng tập trung có thể khởi động được kế hoạch phát triển 300.000 ha lúa chất lượng cao ở ĐBSH có thể xuất khẩu mà Bộ NN&PTNT đã vạch ra từ lâu.

Nên bỏ lúa để... trồng cỏ

Một kiến nghị của không ít nhà khoa học rất táo bạo trong thời gian vừa qua được lãnh đạo Bộ NN&PTNT ủng hộ là: ở nhiều vùng có thể nuôi bò sữa nên chuyển từ trồng lúa sang trồng...cỏ.

Theo PGS-TS Tạ Minh Sơn, nếu trồng 1 ha cỏ, nuôi 25 con bò, nông dân chắc chắn đạt doanh thu 175 đến 200 triệu đồng/ha. Vậy nên chuyển trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò với tỷ lệ thích hợp, thu nhập của nông dân sẽ cao gấp 7 - 8 lần.

Tại xã Quý Lộc (Yên Định, Thanh Hoá), Nghĩa Dân (Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã có nhiều hộ đạt được hiệu quả kinh tế nói trên. PGS Sơn nhấn mạnh, đây sẽ là hướng đi rất táo bạo và phù hợp, cần khuyến khích, không nên độc canh cây lúa, vì an ninh lương thực nước ta đã đạt được từ 10 năm trước rồi. Và theo ông, cả nước nên chuyển 30% diện tích lúa sang trồng cỏ. 

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Xoá sổ chương trình 1 triệu ha lúa lai
Phát triển lúa phụ thuộc vào Trung Quốc!
CÁC TIN KHÁC:
Kiến nghị giảm thuế VAT cho đánh bắt xa bờ (01/09/2005)
Bộ Thủy sản giải quyết vấn đề cá basa xuất khẩu (31/08/2005)
Lẹt đẹt ngành công nghiệp phụ trợ (31/08/2005)
Xuất khẩu thuỷ sản tăng gần 10%/năm (31/08/2005)
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,2% (30/08/2005)
Xoá sổ chương trình 1 triệu ha lúa lai (30/08/2005)
Bò sữa: nuôi càng lắm, lỗ càng nhiều (29/08/2005)
Những nhà máy đường công suất nhỏ có thể bị xoá sổ (29/08/2005)
Đi thăm đà điểu - “VIP” trong ngành chăn nuôi (28/08/2005)
Những tỉ phú trẻ chân đất (27/08/2005)
Doanh nghiệp “thắt lưng buộc bụng” (27/08/2005)
Phát hiện một giếng dầu mới ngoài khơi Việt Nam (26/08/2005)
Không có chuyện cấm cá basa VN trên toàn nước Mỹ! (25/08/2005)
È cổ lo trả nợ cho các nhà máy đường (25/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang