Bão số 7 tàn phá ít nhất 17.000ha thủy sản
06:07' 29/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Số liệu tổng hợp từ Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) TW và Ban chỉ huy PCLB Bộ Thủy sản chiều 28/9 cho thấy, trừ tỉnh Thanh Hóa chưa có số liệu thống kê, đến nay, bão số 7 đã làm thiệt hại khoảng 17.000ha nuôi thủy sản.

Soạn: AM 565896 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hàng chục ngàn ha thủy sản bị thiệt hại do bão số 7.

Không phải 4 ngư dân ra khơi mất tích

Ông Lê Ngọc Quang, Trưởng ban Thường trực Ban chỉ huy PCLB của Bộ Thủy sản, cho VietNamNet biết, theo như thông báo của các địa phương, đến thời điểm này, chưa có thiệt hại về người và tàu cá do ảnh hưởng của cơn bão số 7. Thông tin về 4 thuyền của ngư dân xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia ra khơi trong bão là không chính xác. Đoàn công tác về PCLB Bộ Thủy sản vừa trở về từ Thanh Hóa, cho hay, chỉ có trước khi bão ập đến, 4 tàu cá của xã Hải Châu (cùng huyện Tĩnh Gia) đã chạy tránh bão sang xã Quảng Thạch (Thanh Hóa).

Tuy nhiên, ông Quang nói rằng, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập là rất lớn, với 2.200ha ở Thái Bình, 6.000ha ở Nam Định, Ninh Bình khoảng 6.000ha, Hải Phòng 2.710ha, Quảng Ninh 1.000ha... Riêng Thanh Hóa chưa có số liệu thống kê, nhưng nhiều khả năng là rất lớn vì đây là tỉnh bị cơn bão càn quét nặng nhất. Theo số liệu VietNamNet tổng hợp được, thì đã có ít nhất 17.000ha thủy sản bị ngập trắng.

Rút kinh nghiệm từ công tác phòng chống thiên tai năm 2004 (12 người chết, 8 người bị thương; bị chìm 75 tàu, hư hỏng do va đập 52 tàu), Bộ Thủy sản đã lấy 2005 là “Năm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho tàu cá hoạt động thủy sản”, với nhiều biện pháp tích cực: nâng cao nhận thức cho cộng đồng ngư dân, xây dựng các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, tổ chức lại sản xuất trên biển, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phòng chống thiên tai, hướng dẫn nuôi và thu hoạch đúng mùa vụ.

Vì vậy, đến cơn bão số 6 (xảy ra từ 16-17/9) mặc dù  sức gió lên tới cấp 9, cấp 10, giật trên cấp 10, gây thiệt hại về vật chất trên 50 tỷ đồng, nhưng ngành thủy sản cũng không có thiệt hại về người và tàu cá.

Có thể trồng ngay vụ đông

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Hưng Quốc, Cục trưởng Cục Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, Cục Nông nghiệp vừa có yêu cầu đến các Sở NN-PTNT chỉ đạo và hỗ trợ bà con nông dân gieo ngay ngô bầu để trồng cho vụ đông, trong thời gian chờ nước xuống (khoảng 10 ngày). Như vậy, chậm nhất là đến ngày 10/10, tùy theo từng địa phương ngập nước ít nhiều hoặc kích thước bầu ngô cho phép có thể triển khai trồng ngay vụ đông được.

Theo Thống kê của Ban chỉ đạo PCLB TW, thì đã có gần 60.400ha lúa, hoa màu bị đổ, ngập, tập trung nhiều nhất tại Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình. Ông Quốc cho rằng, đến nay chưa có thống kê chính thức về số diện tích lúa, hoa màu thiệt hại. Trước khi cơn bão số 7 đổ bộ vào đất liền, toàn miền Bắc mới thu hoạch được 30% diện tích lúa (trong tổng số 1,4 triệu ha gieo cấy), miền Trung là 60% diện tích.

Trước đó, Cục Nông nghiệp đã có Công điện khẩn gửi các Sở NN-PTNT Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Công điện nhắc nhở, các Sở cần chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa mùa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; chỉ đạo và có phương án thu hoạch, bảo vệ diện tích giống, tiêu úng tích cực diện tích cây vụ đông đã gieo trồng, vườn ươm, cây con trong bầu, đàn giống gia súc gia cầm; khẩn trương tiêu úng nước đệm diện tích bị ngập nặng. Đối với diện tích bị ngập nặng trên chân trũng không có khả năng cho thu hoạch cần thu hoạch khẩn trương làm thức ăn gia súc và triển khai quy trình kỹ thuật để lúa tái sinh (lúa chét) ở nơi có điều kiện: Cắt rạ cao 30 cm, giữ nước bón thêm 2 kg urê/sào Bắc bộ, 3 kg urê/sào Trung bộ có thể thu được 2-3 tấn thóc/ha sau 60 ngày để chăn nuôi. Riêng với lúa đang ôm đòng thì rất khó cứu.

Ông Quốc lưu ý các địa phương, sau cơn bão, cần khẩn trương tiến hành làm cây vụ đông sớm và gieo lại diện tích cây vụ đông bị mất. Cần điều chỉnh kế hoạch để mở rộng diện tích tối đa cây vụ đông 2005-2006. Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các loại giống và vật tư cần thiết khác cho vụ đông để chủ động sản xuất kịp thời vụ sau cơn bão.

Diễn biến bão số 7
- Ghi từ tâm bão Nam Định
-
Bão số 7 đang suy yếu
-
Nam Định vỡ đê, Thanh Hóa nước tràn qua đê chắn sóng
-
Những hình ảnh từ vùng tâm bão số 7
-
Gió trên cấp 12, nước tràn qua đê chắn sóng Nam Định
-
Chùm ảnh: Người dân các địa phương tránh bão
-
Bộ TN-MT hoãn cả Đại hội Đảng bộ để... chống bão
-
Bão - vỡ đê - ứng phó? Chúng ta đã chủ động!
  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
FDI đạt 4 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 37,5% (28/09/2005)
Bia Foster’s tăng thêm 21 triệu USD vốn đầu tư (26/09/2005)
Nghịch lý ôtô nội (26/09/2005)
Lượng ôtô đăng ký mới tăng theo từng năm (24/09/2005)
Thêm 1 tỷ kWh điện qua lưới 500 KV Bắc - Nam (23/09/2005)
Khó hút vốn FDI vào nông nghiệp do thiếu đất (23/09/2005)
Giao, bán 3 DN thuộc Tổng công ty Chăn nuôi (22/09/2005)
Sẽ có thêm 1,158 tỷ kWh từ Thủy điện Bản Chát (22/09/2005)
Mở đường sắt nối ga Hà Nội với sân bay Nội Bài? (21/09/2005)
Thay thế bóng đèn sợi đốt, cho không cũng khó (20/09/2005)
217 tỉ đồng nằm... "phơi nắng" (20/09/2005)
Sẽ có ngân hàng cổ phần của nông dân? (19/09/2005)
Việt Nam đứng thứ tư thế giới về nuôi thủy sản (19/09/2005)
Sẽ thay thế miễn phí 20 triệu bóng đèn sợi đốt (16/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang