Đề xuất giải pháp "nóng" để có thủy sản sạch
15:18' 05/10/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Bộ Thủy sản vừa kiến nghị Chính phủ khẩn cấp ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách quản lý hóa chất, kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng, chế biến thủy sản; đồng thời, nêu rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan nhằm hạn chế thấp nhất dư lượng kháng sinh.

Soạn: AM 572112 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các cơ sở chăn nuôi tuyệt đối không được sử dụng các chất kháng sinh thuộc danh mục cấm sử dụng.

Theo đó, Chỉ thị sẽ nghiêm cấm sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh thuộc danh mục cấm sử dụng do Bộ Thủy sản, Bộ NN-PTNT quy định trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật, từ khâu sản xuất con giống, thức ăn; thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi; thu hoạch, bảo quản, sơ chế và vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, buôn bán kháng sinh phải ghi rõ trên nhãn  đối tượng sử dụng kèm theo bản hướng dẫn sử dụng. Các cơ sở chế biến cũng như vận chuyển, tiêu thụ phải gắn kết vùng nguyên liệu để kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, chỉ mua nguyên liệu đã qua kiểm tra và đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Trong Chỉ thị này yêu cầu rõ Bộ Thủy sản, Bộ NN-PTNT chịu trách nhiệm nhanh chóng rà soát để bổ sung, sửa đổi các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp quản lý hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật. Đồng thời, Chỉ thị cũng sẽ quy định trách nhiệm của Bộ Y tế, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Công an, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành... để phối hợp thực hiện, nhằm có những sản phẩm thủy sản xuất khẩu "sạch".

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cuối tháng 8 đã phát hiện 9 lô hàng thủy sản Việt Nam có chứa dư lượng Fluoroquinolones và cho biết, nếu tiếp tục phát hiện đến 12 lô hàng vi phạm trong 6 tháng tới, FDA có thể sẽ áp dụng biện pháp cảnh báo tự động (giữ hàng lại để kiểm tra kháng sinh 100% số lô hàng) đối với toàn bộ  thủy sản Việt Nam. Việc này nếu xảy ra không những gây ách tắc cho xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ, mà còn là cớ để các thị trường khác áp dụng các biện pháp tương tự đối với thủy sản Việt Nam.

Theo Bộ Thủy sản, riêng thị trường Hoa Kỳ trong các năm gần đây chiếm tỷ trọng 26-33% kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Do vậy, nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu và đời sống lao động ngành thủy sản Việt Nam.

Mặc dù Bộ Thủy sản cũng như Bộ NN-PTNT đã tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong thủy sản, Chính phủ cũng đã có Chỉ thị về việc này, song, trước tình hình quy định của các nước nhập khẩu thay đổi rất nhanh, ngày càng nghiêm ngặt cho thấy việc quản lý và sử dụng hóa chất, kháng sinh trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm tại nước ta còn một số tồn tại. Cụ thể : hóa chất, kháng sinh trong danh mục cấm của Bộ NN-PTNT, Bộ Thủy sản vẫn được phép nhập khẩu để sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra nhập khẩu, sản xuất, mua bán và sử dụng hóa chất kháng chất của các Bộ liên quan chưa nghiêm; cơ sở chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu...

  • Hà Yên

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sẽ khoanh nợ cho ngư dân thiệt hại do bão (04/10/2005)
Thái Bình: Trắng tay những triệu phú đầm tôm (04/10/2005)
Bão số 7 làm thiệt hại 0,5% GDP năm nay (04/10/2005)
Bão số 7 tàn phá ít nhất 17.000ha thủy sản (29/09/2005)
FDI đạt 4 tỷ USD sau 9 tháng, tăng 37,5% (28/09/2005)
Bia Foster’s tăng thêm 21 triệu USD vốn đầu tư (26/09/2005)
Nghịch lý ôtô nội (26/09/2005)
Lượng ôtô đăng ký mới tăng theo từng năm (24/09/2005)
Thêm 1 tỷ kWh điện qua lưới 500 KV Bắc - Nam (23/09/2005)
Khó hút vốn FDI vào nông nghiệp do thiếu đất (23/09/2005)
Giao, bán 3 DN thuộc Tổng công ty Chăn nuôi (22/09/2005)
Sẽ có thêm 1,158 tỷ kWh từ Thủy điện Bản Chát (22/09/2005)
Mở đường sắt nối ga Hà Nội với sân bay Nội Bài? (21/09/2005)
Thay thế bóng đèn sợi đốt, cho không cũng khó (20/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang