JC Penny Purchasing Corp tìm cơ hội ở Việt Nam
16:41' 09/10/2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Đại diện tập đoàn JC Penny Purchasing Corp của Mỹ hôm qua (8/10) đã có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình và Nam Định với mục đích tìm hiểu khả năng đầu tư các dự án về dệt may tại hai tỉnh này nhân chuyến thăm Việt Nam.
Thái Bình được coi là địa phương tiềm năng để đầu tư các dự án dệt may.

Trong chuyến đi này, ông Rodney M. Birkin Jr - Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách nhập hàng JC Penny Purchasing đã bày tỏ mong muốn đưa Việt Nam trở thành một điểm cung cấp các mặt hàng may mặc lớn của tập đoàn bằng cách tiến hành xây dựng tại đây các nhà máy quy mô lớn. Theo ông này, nếu triển khai được các dự án sản xuất tại Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu của tập đoàn này có thể lên tới 500 triệu USD vào năm 2005. Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam sẽ giải quyết được nhiều chỗ làm cho người lao động.

Ngoài Thái Bình và Nam Định, Hải Phòng cũng là nơi JC Penny Purchasing cho rằng có thể đặt nhà máy của họ. Ba địa phương này được ''nhắm'' tới là bởi đều cách cảng nước sâu 6-8 giờ ôtô, có cơ sở hạ tầng tốt và có thể cung ứng tới 20.000 lao động tại chỗ.

Ngày hôm nay, ông Rodney M. Birkin Jr sẽ có cuộc gặp với Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải để thảo luận chi tiết về khả năng triển khai các dự án của mình. Đi cùng với họ còn có 6 công ty Hoa Kỳ trong cùng lĩnh vực dệt may là May TAL, Lucretia Apparel Industries, T.J Sportwear HK Ltd, Tradeventure International Ltd, Casual Times Ltd và Easy Knit International Trading Company.

JC Penny Purchasing Corp là một trong số các tập đoàn siêu thị và bán lẻ lớn nhất và có uy tín nhất tại Mỹ. Hiện tập đoàn này nắm trong tay 1.100 siêu thị, 2.200 cửa hàng bán lẻ với doanh thu mỗi năm khoảng 32 tỷ USD.

Đây là một trong những nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2002, năm đầu tiên thực thi hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tập đoàn này đã nhập từ 80 triệu USD hàng may mặc, bằng 10% tổng kim ngạch hàng dệt may Việt Nam vào Mỹ. Còn trong năm 2003, dự kiến kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của tập đoàn này khoảng 200 triệu USD, bằng 1/8 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam.

  • Hồng Phúc
     
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Công bố hạn ngạch dệt may vào Hoa Kỳ năm 2004 (10/10/2003)
Giá phôi thép nhập khẩu tăng 35 USD/tấn (09/10/2003)
Bibica lấy ý kiến về báo cáo tài chính năm 2002 (08/10/2003)
Nhiều sản phẩm lưu niệm SEA Games ra thị trường (08/10/2003)
Hà Nội có 19 DN mang tên Thăng Long (08/10/2003)
Ăn bánh AFC có thể được 45 triệu đồng (08/10/2003)
Chợ Công nghệ và Thiết bị đầu tiên tại Việt Nam (07/10/2003)
Con cừu ở Văn Lâm (07/10/2003)
Đón nhận tàu chở dầu thô trọng tải 100.000 tấn (06/10/2003)
Một công ty VN mua lại thương hiệu đá mài EDM nổi tiếng của Italy (06/10/2003)
Xi măng Sao Mai đổi tên thành Holcim (03/10/2003)
Giá cá tra và basa nguyên liệu tăng trở lại (02/10/2003)
Ngày 9/10, khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2003 (02/10/2003)
Động thổ nhà máy chế tạo và lắp rắp ĐTDĐ đầu tiên tại VN (02/10/2003)
Khởi công Trung tâm Thương mại Espace Bourbon Thăng Long (02/10/2003)
Tro ve dau trang