Thị trường thiết bị vệ sinh:
Doanh nghiệp trong nước vẫn 'quên' sen, vòi
18:41' 17/10/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong kiến trúc ngôi nhà, công trình phụ đã trở thành một trong những không gian được quan tâm nhiều nhất. Điều làm nhiều ông, bà chủ đau đầu trong việc chọn mua thiết bị vệ sinh không phải là bồn tắm, lavabo hay gạch ốp trang trí, mà lại là những thiết bị tưởng như rất nhỏ: vòi chậu rửa bát, vòi lavabo, sen tắm…
 
Thực tế cho thấy, chính các thiết bị sen vòi ấy lại là phần tốn kém nhất trong xây dựng công trình phụ. Không phải vì chúng đắt tiền nhất mà vì chúng là đồ phải thay thế nhiều nhất. Không ít gia đình gặp phiền toái không nhỏ vì sự rò rỉ tí tách của sen vòi trờn ren trong thời buổi hiếm nước, sự xỉn màu nhanh chóng của lớp mạ sáng loáng vốn tôn lên sự sang trọng của công trình phụ lúc đầu… Nhà xây mới thì thế, người thay mới, sửa chữa cũng chẳng dễ dàng hơn. Bận rộn, người ta thường khoán gọn cho thợ sửa chữa nước làm trọn gói, miễn sao vòi, sen lại đóng mở dễ dàng, không rò rỉ lãng phí nước. Đã rút kinh nghiệm mua loại sen vòi thương hiệu khác, giá cao hơn, rốt cục vẫn chẳng được hài lòng hoàn toàn.

Chủ nhà tự đi mua sắm sen vòi về lắp trong nhà thường “khó tính” hơn thợ sửa chữa bởi cả đời chả mấy lần đi mua thiết bị vệ sinh. Chọn mua mặt hàng này, dù là lần đầu hay lần hai, lần ba, người mua vẫn tin tưởng vào sự giới thiệu của chủ cửa hàng. Dễ hiểu bởi họ không hề có kinh nghiệm tiêu dùng, cũng hiếm người có được cuốn catalog hay tài liệu giới thiệu nào về nhà sản xuất và sản phẩm để cân nhắc, chọn lựa. Mọi thông tin tiếp thị, chỉ dẫn, giới thiệu chi tiết sản phẩm đều do người bán hàng “đảm nhiệm”. Các “thượng đế” như rơi vào mê hồn trận bởi cửa hàng này giới thiệu nhãn hiệu A tốt, cửa hàng kia lại giới thiệu nhãn hiệu B. Nhiều người cuối cùng đành tặc lưỡi, thôi đành trông chờ may ra mua được cái tốt.

Tham khảo thị trường sen vòi, người ta dễ dàng phân chia thị trường thành các tầng sản phẩm khá cách biệt. Người nhiều tiền chọn những thương hiệu nổi tiếng của Đức, Italia, Nhật Bản với giá “ngất ngưởng” vài triệu đồng một sản phẩm. Các loại sản phẩm được hướng tới nhiều nhất là tầng sản phẩm trung bình với giá từ 4-700.000đ/sản phẩm như American Standard, Coma,Joden … Nói là hướng tới bởi phần đông người tiêu dùng dự định mua các sản phẩm chính hiệu, giá cả phù hợp túi tiền lại thường trở thành khách hàng của 80% thị trường hàng Trung Quốc ngoài ý muốn. Do các sản phẩm này giá cả được nhiều người chấp nhận, kiểu dáng khá phong phú, bắt mắt, đã trở thành “đối tượng” làm nhái, làm giả của hàng Trung Quốc chất lượng thấp. Nhiều người bán hàng với lời giới thiệu “hàng liên doanh” dễ dàng nâng giá bán đồ Trung Quốc lên nhiều lần mà giá vẫn trong khung được chấp nhận. Người tiêu dùng cũng rất khó phân biệt bởi hầu hết các sản phẩm này đều ghi tiếng nước ngoài. Kết quả là nhiều “thượng đế” mua phải hàng Tàu chính hiệu với giá “liên doanh”.

Chị Hương – chủ một cửa hàng có tiếng trên phố Cát Linh cho biết: “Cửa hàng của tôi cũng có bán hàng Trung Quốc nhưng tôi nói thẳng với người mua là hàng chất lượng “vừa phải”, cửa hàng sẽ đứng ra bảo hành 6 – 12 tháng. Nhiều người biết nhưng vẫn mua. Thường là các chủ thầu xây dựng, thợ sửa chữa nước mua đồ kém chất lượng để ăn lãi nhiều”. Anh Thắng – một thợ sửa chữa điện nước trên phố Đội Cấn đang chọn mua một vòi hoa sen của Trung Quống giải thích : “Tôi cũng biết hàng Tàu thường không tốt. Nhưng bây giờ người ta thường thuê làm trọn gói. Mình muốn mua cho khách hàng tốt thì phải đưa giá cao. Lúc đó cửa hàng khác chào giá cạnh tranh hơn, vẫn mua nhãn hiệu ấy (khách đâu biết là hàng nhái) thì đương nhiên mình mất mối”.

Trong khi các sản phẩm thiết bị vệ sinh khác của Việt Nam đã tạo được thế đứng cạnh tranh với nhiều sản phẩm nhập ngoại, lại rất ít người tiêu dùng “mặn mà” với sản phẩm sen vòi Việt Nam với những thông tin giới thiệu chi tiết và bảo hành chính hãng. (Phải chăng đó là nguyên nhân khiến người tiêu dùng thường xuyên mua phải hàng kém chất lượng) Thế nhưng, những người đã chọn hàng sen vòi của Việt Nam thường trở thành “khách hàng truyền thống”. Anh Trung – làng Đại Từ (Hà Nội) là một chủ thầu khá uy tín, chuyên nhận xây dựng các nhà tư, tâm sự: “Thường xuyên mua sen vòi, nhưng trước đây tôi gặp không ít phiền toái bởi khách hàng phàn nàn vì sen, vòi dởm. Tôi cũng rất bực mình, thậm chí tự ái nhưng sau mới biết do mình mua phải hàng nhái, chất lượng thấp. Dăm năm nay, tôi chuyển sang dùng sản phẩm sen vòi của Việt Nam (Coma), hoàn toàn không bị phàn nàn về thiết bị do mình chọn mua”.

Hy vọng trong thời gian tới, các nhà sản xuất sen vòi Việt Nam sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, tạo điều kiện cho người Việt Nam được mua hàng Việt Nam chất lượng tương xứng với giá tiền họ bỏ ra.

  • Thu Thủy
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Các khách sạn lớn đã kín phòng trong dịp SEA Games (17/10/2003)
Sẽ xuất xưởng ôtô đầu tiên trong quý I/2004 (17/10/2003)
Câu lạc bộ 3 triệu USD chiếm hơn 80% tỷ trọng xuất khẩu toàn thành phố (17/10/2003)
Đà Nẵng khánh thành xưởng sản xuất dây cáp điện PC3 – CADIVI (17/10/2003)
Microsoft giúp khách hàng bảo vệ mạng máy tính (17/10/2003)
TP.HCM có thêm 1 khách sạn 5 sao (16/10/2003)
Honda Việt Nam nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (16/10/2003)
Khánh thành nhà máy Sumitomo Bakelite Việt Nam (16/10/2003)
Thành lập công ty về chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (16/10/2003)
DN xuất cat.342/362 nên ''tự cứu mình'' trước (16/10/2003)
Tổng công ty Cao su khai trương văn phòng đại diện tại Nga (15/10/2003)
Petronas dự định xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam (14/10/2003)
Hơn 20 DN máy tính Việt Nam đăng ký thương hiệu (14/10/2003)
Vé máy bay "đa hệ" (14/10/2003)
Công ty May 10 ký hợp đồng xuất khẩu vào Mỹ năm 2004 (13/10/2003)
Tro ve dau trang