Tiết kiệm bưu điện bị “ép”
08:51' 23/10/2003 (GMT+7)
VPSC góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.

Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện (VPSC) thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam được thành lập từ năm 1999. Sinh sau đẻ muộn và chủ yếu nhận những món tiền gửi nhỏ lẻ trong dân cư, nhưng VPSC phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đứng vào top 10 các tổ chức tín dụng  thu hút vốn lớn nhất. Mong muốn của Công ty Dịch vụ tiết kiệm bưu điện là được làm dịch vụ thanh toán, từ thu tiền điện, tiền nước, điện thoại, trả tiền lương... phục vụ DN và cộng đồng dân cư, nhưng đã bị Ngân hàng Nhà nước từ chối.  

Tính đến cuối tháng 8/2003, VPSC đã huy động được trên 5.318 tỷ đồng, chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển 1.162 tỷ. Đã có 38.952 tài khoản tiết kiệm cá nhân đang hoạt động với tổng số 140 tỷ đồng. Sau những thắng lợi ban đầu thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, VPSC đề nghị Ngân hàng Nhà nước xin được cấp phép hoạt động thanh toán qua hoạt động tiết kiệm bưu điện, từ 31/7/2002.

Việc thu các loại tiền này hiện vẫn do các DN trực tiếp làm, và phải sử dụng một đội ngũ hàng nghìn nhân viên đi thu tiền từng hộ gia đình trong khắp các thành phố lớn. Các hoạt động này chủ yếu phục vụ dân cư, hỗ trợ các DN giảm chi phí rất lớn nhưng Ngân hàng Nhà nước đã từ chối thẳng thừng. Lý do mà Vụ Các ngân hàng đưa ra là việc tiết kiệm bưu điện cung ứng các dịch vụ này không thực sự cần thiết và không liên quan chặt chẽ đến nhiệm vụ huy động vốn của đơn vị này.

Tuy nhiên, cái gọi là "không cần thiết" này, Vụ Các ngân hàng lại không cân nhắc căn cứ vào nhu cầu của xã hội đang đòi hỏi được cung ứng đa dạng và phổ biến hơn các dịch vụ thanh toán. Ông Nguyễn Văn Gắm, Giám đốc VPSC nói: "Sự từ chối của Ngân hàng Nhà nước không có sức thuyết phục, đi ngược lại chủ trương giảm thanh toán bằng tiền mặt của chính Ngân hàng Nhà nước". Còn một số DN lớn đang trông chờ vào việc ra đời dịch vụ thu hộ chi hộ của Bưu điện để sẻ bớt gánh nặng thì không tránh khỏi thất vọng!

Theo tiến trình phát triển, Ngân hàng Nhà nước không thể ôm mãi thị trường mà không cấp phép các dịch vụ thanh toán cho tiết kiệm bưu điện. Bởi vậy, VPSC vẫn tiến hành thử nghiệm cung ứng các dịch vụ thu hộ chi hộ, chủ yếu cho các đơn vị trong ngành ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh. Có 4.325 tài khoản tham gia trả lương với số tiền trên 10,5 tỷ đồng mỗi tháng, đến nay, tổng số tiền chi trả qua dịch vụ này khoảng 105 tỷ. Ông nguyễn Văn Gắm tin tưởng nói: "Chúng tôi vẫn tiến hành thử nghiệm, chuẩn bị cung ứng các dịch vụ này bởi vì sẽ đến lúc những người có trọng trách trong ngành ngân hàng nhận ra rằng điều đó có lợi cho nền kinh tế, cho người dân và cộng đồng DN".

(Theo DĐDN)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thanh tra về sở hữu công nghiệp ở hãng xe máy Lifan (23/10/2003)
Tập đoàn Fluid – Tech tham gia dự án xử lý rác thải tại Đà Nẵng (22/10/2003)
Nhãn hiệu National biến mất khỏi thị trường (21/10/2003)
Bia Hà Tây sản xuất bia Heineken, Tiger và Anchor (27/10/2003)
Hơn 15.000 linh kiện điện Clipsal không có chứng từ (21/10/2003)
Thành lập liên doanh phần mềm Việt Nhật (21/10/2003)
Triển lãm chuyên ngành đầu tiên về kỹ nghệ hình ảnh (20/10/2003)
"Vua bếp" quảng bá cho cá ba sa và nước mắm Việt Nam (20/10/2003)
Nhà máy thép POMIHOA không phá sản (20/10/2003)
Đổi đất cho phát triển và trồng mới cao su (20/10/2003)
Mỗi ngày thiệt hại 3,2 tỷ đồng vì chậm khâu… thủ tục (20/10/2003)
Nhiều tour và chiêu thức mới (20/10/2003)
Khánh thành công ty thứ 3 của New Zealand ở Bình Dương (18/10/2003)
Life Resort Quy Nhơn hy vọng sẽ kín phòng mùa đông 2003 (17/10/2003)
Doanh nghiệp trong nước vẫn 'quên' sen, vòi (17/10/2003)
Tro ve dau trang