Thương hiệu tại Mỹ được bảo hộ ngay sau khi đăng ký
10:23' 03/07/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo luật sư Cash Hamrick (Công ty Tradi, Mỹ), DN Việt Nam có ý định thâm nhập thị trường Mỹ nên đăng ký ngay thương hiệu với Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO). Bởi người đăng ký được giả định chủ quyền thương hiệu sau khi đã đăng ký và được độc quyền sử dụng trên toàn nước Mỹ.

 

Đồng thời, DN đăng ký thương hiệu sẽ được thông báo chính thức cho công chúng biết chủ quyền của thương hiệu thuộc về người đăng ký; được quyền khởi tố đến những vấn đề có liên quan đến thương hiệu tại Toà án tối cao Hoa Kỳ; thông báo cho Hải quan Mỹ biết "thương hiệu" đã có sở chủ để ngăn chặn những hàng hoá nhập vào Mỹ lạm dụng đến thương hiệu" của mình...

Đăng ký thương hiệu tại Mỹ như thế nào?

Luật sư Cash Hamrick nhấn mạnh, DN có thương hiệu muốn đăng ký, cần truy cứu tất cả các hồ sơ tại USPTO trước khi nộp đơn để xác định thương hiệu đó có chủ quyền hay chưa (đây cũng là cách giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí đăng ký). DN có thể sử dụng văn phòng thương hiệu tư nhân tại Mỹ để tìm kiếm nhưng phải trả thêm tiền ngoài phí đăng ký. (Lệ phí cho việc đăng ký thương hiệu với USPTO là 335 USD cho mỗi mặt hàng hoặc dịch vụ). 

Một mẫu đơn để được USPTO chấp nhận phải gồm: Tên của chủ đơn (một người hay công ty, hội đoàn); Tên và địa chỉ của chủ đơn (hoặc người có thẩm quyền); Bản vẽ rõ ràng của thương hiệu cần đăng ký; Danh sách các hàng hoá hoặc dịch vụ liên quan đến thương hiệu muốn đăng ký, lệ phí cho việc đăng ký.

Thời gian thụ lý và công nhận hồ sơ đăng ký thương hiệu vào khoảng 12-24 tháng. Sau khi DN nộp đơn các cơ quan có trách nhiệm sẽ kiểm tra hồ sơ. Đồng thời, DN phải đăng báo (Mỹ) để thông báo cho công chúng biết việc mình đăng ký thương hiệu. Khi đơn đăng ký không hội đủ các điều kiện này, cơ quan thụ lý hồ sơ sẽ trả lại kèm theo những chỉ dẫn về sai sót. Sau khi đăng báo, nếu có người phản đối thương hiệu mà DN định đăng ký và đưa ra lý do chính đáng, việc đăng ký sẽ bị huỷ bỏ. 

Ông Cash Hamrick lưu ý thương hiệu của DN có thể không được đăng ký khi thương hiệu chỉ mô tả chung chung không có ý nghĩa. Ví dụ một cơ sở sản xuất thịt bò bít tết ở Mỹ dùng chữ Snizzer, tiếng xèo xèo của mỡ, làm thương hiệu đã không được chấp thuận. Thương hiệu cũng không được đăng ký khi chỉ mô tả vị trí địa lý đơn thuần hay sử dụng tên riêng để đăng ký thương hiệu (tuy nhiên, DN khi đăng ký thương hiệu dùng tên riêng kèm theo mô tả kiểu dáng một sản phẩm cụ thể thì sẽ được phép sử dụng); hay thương hiệu đăng ký dễ gây nhầm lẫn với thương hiệu của một hãng khác đã sử dụng từ lâu đời...

  • Diệu Thúy
Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hôm nay, mạng di động CDMA ''nhập cuộc chơi'' (01/07/2003)
Điện thoại di động CDMA áp dụng đơn vị tính cước 10 giây (01/07/2003)
Vụ kiện cá tra sẽ kết thúc vào 17/7? (21/06/2003)
Denso xây thêm nhà máy tại Việt Nam (18/06/2003)
DOC kết luận DN Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, basa (18/06/2003)
Chuyển đổi thuê bao Mobicard và Mobi4U bằng tin nhắn (12/06/2003)
Tái chinh phục thị trường Nga (10/06/2003)
Cơ hội tìm hiểu thị trường Campuchia (10/06/2003)
Bộ Công nghiệp công bố sản phẩm có khả năng cạnh tranh (05/06/2003)
Lần đầu tiên xuất khẩu tủ lạnh sang Hàn Quốc (03/06/2003)
VASEP yêu cầu DOC tính theo quy trình sản xuất liên hoàn (02/06/2003)
Mitsui trúng thầu Dự án đài TT duyên hải (29/05/2003)
Cổ phần hoá 4 DN ngành ngân hàng (30/05/2003)
Xe máy ''thoát'' khỏi thuế TTĐB (27/05/2003)
Hòn Tre có khu du lịch tầm cỡ quốc tế (21/05/2003)
Tro ve dau trang