“Có thể phân hạn ngạch dệt may sang Mỹ trong tháng 10''
15:10' 12/09/2003 (GMT+7)

Việc chậm phân hạn ngạch dệt may sẽ gây khó khăn cho DN.

Việc phân bổ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ áp dụng cho năm 2004 đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Lý do là nếu không phân bổ sớm thì các DN sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm, đàm phán và ký hợp đồng cho năm 2004. Ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng thường trực Bộ Công nghiệp đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề này.

- Xin ông cho biết, cơ cấu phân bổ hạn ngạch năm 2004 có gì khác so với năm 2003?

- Theo đề xuất của liên bộ vừa trình Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu này sẽ như sau: hạn ngạch thành tích chiếm 75%, hạn ngạch phát triển chiếm 5%; hạn ngạch dành cho khách hàng Hoa Kỳ lớn chiếm 5%, hạn ngạch dùng nguyên liệu trong nước chiếm 7%; hạn ngạch cho các doanh nghiệp ở vùng sâu vùng xa là 3%. Đặc biệt, năm nay chúng tôi kiến nghị dành 2% hạn ngạch cho các DN có đầu tư chuyên môn hóa và 3% hạn ngạch để thưởng cho các DN xuất khẩu được vào các thị trường phi hạn ngạch.

- Vậy năm 2004 có tổ chức đấu thầu và phân cấp hạn ngạch không, thưa ông?

- Sau khi trao đổi với Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại Mỹ (Amcham), Hiệp hội Thêu đan TP.HCM, liên bộ thống nhất kiến nghị Thủ tướng không đấu thầu và phân cấp hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ năm 2004. Lý do là nếu giao cho các địa phương thì hạn ngạch có thể bị các địa phương xé lẻ để doanh nghiệp nào cũng có phần. Kết quả là những doanh nghiệp có đơn hàng lớn, có thành tích rất có thể sẽ không nhận được đủ hạn ngạch để xuất hàng theo đơn đặt hàng.

- Song nếu kiến nghị này không được chấp nhận thì sao?

- Nếu đề xuất này không được chấp nhận thì phương án 2 của liên bộ là dành 10% hạn ngạch để đấu thầu và phân cấp cho các thành phố theo thành tích của năm trước.

- Trên thực tế, vấn đề chuyển nhượng hạn ngạch vẫn diễn ra, vậy cơ chế năm nay có tính đến điều này không, thưa ông ?

- Về nguyên tắc là không được chuyển nhượng hạn ngạch. Tuy nhiên, năm 2003 do thời gian thực hiện Hiệp định gấp nên các bộ đã cho phép các doanh nghiệp được vay, mượn lẫn nhau để khỏi "khê" hạn ngạch. Tất nhiên, trong cuộc sống có những điều không diễn ra đúng như dự tính, bởi không hoàn toàn là doanh nghiệp cứ xuất khẩu được năm nay thì sang năm chắc chắn lại xuất khẩu được như vậy.

- Thưa ông, hạn ngạch phát triển 5% có ít quá không, khi mà thời gian qua đã và đang có nhiều doanh nghiệp mới đầu tư vào lĩnh vực này?

- Hạn ngạch phát triển là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đã có đầu tư để tiếp tục phát triển. Mặt khác, Hiệp định cũng chỉ cho phép tăng trưởng từ 3 đến 7% mỗi năm, vậy nên liên bộ chọn 5%. Các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm tới các thị trường khác nữa, chứ không thể chỉ trông chờ vào thị trường Hoa Kỳ, bởi không thể chỉ đi bằng một chân.

- Nhiều ý kiến cho rằng nên dành một tỷ lệ hạn ngạch thỏa đáng cho khách hàng lớn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng có tiềm lực, nhất là khi chế độ hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ vào năm 2005 đối với các nước thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ?

- Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị mức 10%, nhưng nếu để tỷ lệ này thì không có hạn ngạch dành cho các loại khác, vì vậy liên bộ chọn mức 5% so với 3% của năm ngoái.

- Theo ông, lý do nào khiến liên bộ đưa vấn đề chuyên môn hóa vào cơ cấu phân bổ hạn ngạch năm tới?

- Sở dĩ ra tiêu chí này vì chúng tôi muốn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chiều sâu nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm khi xuất khẩu. Thực tế, các doanh nghiệp có đầu tư chiều sâu, chuyên môn hóa cao đều là những doanh nghiệp có hợp đồng với các khách hàng lớn của Hoa Kỳ với giá khá hơn.

- Thưa ông, bao giờ có thể phân bổ được hạn ngạch cho các doanh nghiệp?

- Nếu đề xuất của liên bộ được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận thì tháng 10 sẽ bắt đầu phân hạn ngạch.

(Theo Đầu Tư)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đầu tư nhà máy lắp ráp xe máy tại Bangladesh (12/09/2003)
Mua 100 lít xăng mất 20 lít! (15/09/2003)
Vietnam Airlines mở rộng hoạt động tại miền Trung - Tây Nguyên (11/09/2003)
Có nhà máy chế biến, giá cá tăng gấp đôi (10/09/2003)
Saigontourist giảm cước thuê bao truyền hình cáp (09/09/2003)
La Vie tặng 154 xe lăn cho trẻ khuyết tật (09/09/2003)
Xi măng Nghi Sơn sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD? (06/09/2003)
Trung tâm công nghệ phần mềm đầu tiên nhận chứng chỉ ISO 9001/2000 (09/09/2003)
Dự án FDI đầu tiên vào lĩnh vực sản xuất thiết bị trường học (09/09/2003)
Hàng may mặc Trung Quốc chiếm 60% thị phần trong nước (04/09/2003)
Petro Vietnam có Tổng giám đốc mới (08/09/2003)
Sắp khai trương đường bay TP.HCM - Fukuoka (29/08/2003)
Cuba chuẩn bị tiếp nhận 3.000 máy tính Hanel (29/08/2003)
Nhãn Hưng Yên đã có mặt tại Đức (26/08/2003)
Cổ phần hoá ở Hải Phòng ''dậm chân tại chỗ'' (26/08/2003)
Tro ve dau trang