221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
751981
Nhiều dự án lớn của Bộ Công nghiệp bị chậm tiến độ
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Nhiều dự án lớn của Bộ Công nghiệp bị chậm tiến độ
,

(VietNamNet) - Tính đến hết năm 2005 nhiều DN thuộc Bộ Công nghiệp vẫn còn các dự án đầu tư lớn bị chậm tiến độ làm cho chi phí đầu tư tăng cao.

Đầu tư của các DN thuộc Bộ Công nghiệp chỉ đạt 84,3% kế hoạch năm

Soạn: AM 671277 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Sản xuất tại Công ty Giấy Bãi Bằng. (Ảnh minh hoạ)

Theo Bộ Công nghiệp, năm 2005 các đơn vị thuộc Bộ, đã thực hiện giá trị vốn đầu tư ước đạt 52.497 tỷ đồng, bằng 84,3% so với kế hoạch năm, tăng 9,1% so với  năm 2004. Trong đó các Tổng Công ty (TCT) 91 đạt số vốn đầu tư 51.202 tỷ đồng, tăng 10,52%; các TCT 90 và doanh nghiệp độc lập đạt 1.959 tỷ đồng, tăng 11,24%, khối hành chính sự nghiệp đạt 121 tỷ đồng, tăng 27,6% so với năm 2004. Về nguồn vốn, vốn ngân sách đạt 2.014,8 tỷ đồng; vốn tín dụng nhà nước 2.667,1 tỷ đồng và các nguồn khác 47.815,8 tỷ đồng.

 

Qua các số liệu trên, có thể thấy yêu cầu đầu tư để đảm bảo tiến độ dự án của các đơn vị rất cao, song quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, từ khả năng đáp ứng của các nguồn vốn đến quy chế quản lý đầu tư xây dựng, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, cũng như việc đăng ký kế hoạch quá cao của một số đơn vị, năng lực của các nhà tư vấn, năng lực quản lý, điều hành của các chủ đầu tư, của các nhà thầu thi công... mà mức thực hiện vốn không đạt kế hoạch, nhưng lại tăng cao so với năm 2004.

Bên cạnh đó vẫn còn nhiều dự án chậm tiến độ so với quyết định được duyệt. Do nhiều nguyên nhân khác nhau và xảy ra ở tất cả các khâu từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện, tổ chức thi công, đã làm cho nhiều dự án bị đội tăng chi phí đầu tư.

1001 lý do dự án chậm tiến độ

Cụ thể như dự án Giấy Bãi Bằng chậm 24 tháng, tăng chi phí 263 tỷ đồng; Giấy Việt Trì chậm 33 tháng, tăng chi phí 171,2 tỷ đồng. Dự án Giấy và Bột giấy Thanh Hoá thực hiện từ 2001, theo báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT) được duyệt thì cuối năm 2006 vào vận hành, nhưng đến nay chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, chưa phê duyệt thiết kế kỹ thuật (TKKT) tổng dự toán, thu xếp vốn vay.

Có dự án chậm tiến độ do vướng mắc về cơ chế chính sách trong việc chuyển quyền sử dụng đất như Dự án di dời của Công ty Dệt may Đông Á, Công ty Dệt 8/3, Dệt Nam Định... Một số dự án do công tác đánh giá, khảo sát thị trường chưa kỹ, chưa lường hết các yếu tố biến động của chi phí xây dựng, tỷ giá ngoại tệ nên phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ hoặc chưa tính toán kỹ hiệu quả kinh tế nên khi đi vào hoạt động không có hiệu quả hay phải ngừng sản xuất như Dự án dây chuyền xử lý giấy vụn OCC của Công ty Giấy Tân Mai.

Một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động, nhưng không đạt công suất thiết kế, như Dây chuyền giấy bao gói Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ. Việc bố trí kế hoạch, đặc biệt là các dự án nhóm C, B ở các doanh nghiệp còn dàn trải, tình hình thực hiện vốn đầu tư đạt thấp so với kế hoạch đề ra, một số dự án nhóm B, nhóm C còn bị chậm tiến độ (quá 2 năm với nhóm C, 4 năm với nhóm B).

Có dự án còn sai sót về trình tự, thủ tục, thẩm quyền trong thực hiện đầu tư, như quá trình thi công có phát sinh phải điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh dự toán nhưng chưa báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc thực hiện trước khi phê duyệt. Có trường hợp để đáp ứng yêu cầu sản xuất, duyệt TKKT – thi công hạng mục công trình trước khi BCNCKT dự án được phê duyệt, như hạng mục cặp giếng nghiêng xuống sâu mức -100 thuộc Dự án khai thác xuống sâu mức -100 của Công ty Than Khe Chàm.

Có dự án không phê duyệt TKKT, phê duyệt tổng dự toán không chi tiết để làm căn cứ xác định giá gói thầu  như Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn 45.000 T/năm. Công tác đấu thầu còn có những vi phạm trong việc phê duyệt hình thức đấu thầu: Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu trị giá 22 tỷ đồng (Gói thầu số 4 DA giấy tráng phấn 45.000 T/năm); giá trúng thầu cao hơn giá gói thầu, giá gói thầu 2,123 tỷ, giá trúng thầu 2,289 tỷ (Gói thầu đường dây 35 KV số 1 và số 2 của dự án -100 mỏ Khe Chàm, nhưng chủ đầu tư không làm rõ lý do để công nhận trúng thầu); tổ chức đấu thầu chưa đảm bảo quy chế đấu thầu (đấu thầu hạn chế không đủ 5 nhà thầu tham dự, không báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý (Gói thầu số 4 - lắp đặt thiết bị – Dự án Giấy Tân Mai).

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các đơn vị còn thể hiện lúng túng về nội dung và phương pháp, chưa bao quát được tình hình, chưa làm rõ được những mặt làm được, chưa làm được, những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trong đánh giá thiếu phân tích cụ thể các nguyên nhân từ khâu tư vấn đầu tư lập BCNCKT, thiết kế kỹ thuật tổng dự toán, đến việc chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, tiến độ thi công, nguồn vốn, thanh quyết toán... thiếu những đề xuất kiến nghị cụ thể. Hầu hết cán bộ làm công tác giám sát đầu tư tại đơn vị làm theo chế độ kiêm nhiệm, nên hạn chế về thời gian và không đáp ứng yêu cầu khi số lượng dự án cần thực hiện đánh giá giám sát lớn, nhất là đối với các TCT 90, 91.

  • Trần Thuỷ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,