221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
859226
Xuất khẩu tôm sang Nhật, thị trường đang... khép
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Xuất khẩu tôm sang Nhật, thị trường đang... khép
,

Thị trường Nhật Bản đã “báo động đỏ” đối với sản phẩm tôm xuất khẩu của VN do liên tục phát hiện các loại kháng sinh cấm. Trong thời gian không đầy một tháng, các cơ quan Nhật Bản đã ban hành lệnh chuyển mức độ kiểm tra từ 50% các lô hàng tôm nhập khẩu từ VN sang “lệnh kiểm tra 100%”.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Nếu tình hình không được cải thiện, lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm tôm từ VN sẽ tiếp tục được ban hành. Đây sẽ là một “bi kịch” cho các doanh nghiệp (DN) thủy sản VN. “Bi kịch” bởi lẽ mỗi năm, thị trường Nhật tiêu thụ từ 500-600 triệu USD trong tổng số 1,2 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu tôm của VN. Hơn nữa, thị trường chiến lược này DN đã bỏ bao công sức, tiền của để gầy dựng lại sau khi bị trục trặc ở thị trường Hoa Kỳ.

Bộ Thủy sản vẫn chỉ đạo... suông!

Cánh cửa thị trường tiềm năng sắp bị đóng, nhưng cơ quan quản lý ngành đó là Bộ Thủy sản vẫn chưa có động thái thiết thực, ngoài việc chỉ đạo qua... công văn. Cụ thể, từ tháng 8-2006 đến nay, bộ này đã ban hành không dưới 4 công văn chỉ đạo các Sở Thủy sản, Sở NN-PTNT triển khai các biện pháp cấp bách để chấn chỉnh tình hình. Đồng thời các địa phương thành lập đoàn thanh tra tăng cường kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng hóa chất kháng sinh trong bảo quản, sơ chế thủy sản... Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Tuy nhiên, đến thời điểm này tình hình vi phạm không những không giảm và có chiều hướng tăng. Ngay trong thông báo ngày 24-10 gởi cho chủ tịch UBND các tỉnh - thành, Bộ Thủy sản thừa nhận: “Các hóa chất, kháng sinh cấm vẫn đang còn được sử dụng trong một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có sản xuất thủy sản xuất khẩu, kể cả vào thị trường Nhật Bản...” Giám đốc Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), ông Trần Văn Lĩnh, cho rằng Bộ Thủy sản cứ mãi chỉ đạo... suông, trong khi rất nhiều cửa hàng kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản không nguồn gốc bán tràn lan, nhưng chưa thấy ai bị xử lý. “Đã đến lúc ngành thủy sản phải nhìn lại trách nhiệm quản lý của mình. Phải tăng cường kiểm soát từ đầu nguyên liệu như con giống, thu mua, vận chuyển tôm đến nhà máy...”.

Giải pháp của Nafiqaved bị phản đối

Trước thực trạng này, Cục Quản lý Chất lượng An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản (Nafiqaved) đưa ra giải pháp: Tất cả các lô hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật phải được Nafiqaved kiểm tra và cấp chứng thư đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như thị trường EU. Lập tức đề nghị này đã bị cộng đồng DN phản đối và họ đã có lý. Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau (Seaprimexco), ông Bùi Nguyên Khánh, cho biết: Chỉ trong hai tháng 8 và 9-2006, Seaprimexco phải bỏ ra gần 300 triệu đồng để đổi lấy chứng thư của Nafiqaved.

Nếu chứng thư của Nafiqaved bảo đảm độ tin cậy đối với phía các nhà nhập khẩu thì DN bỏ tiền cũng là hợp lý, nhưng ngược lại tất cả các thị trường nhập khẩu đều không đồng ý chứng thư của Nafiqaved, họ bắt kiểm tra lại 100%”. Thực tế chứng minh: Hai lô hàng tôm VN bị phát hiện kháng sinh tại thị trường Nhật Bản trong tháng 9 và 10 mới đây đều đã thông qua hệ thống kiểm soát của Nafiqaved.

Chủ tịch Ủy ban Tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN, ông Trần Thiện Hải, chia sẻ: Việc kiểm tra của Nafiqaved chỉ có giá trị trên mẫu kiểm mà không bảo đảm rằng các lô hàng đã qua kiểm tra 100% của Nafiqaved sẽ không bị phát hiện nhiễm kháng sinh khi kiểm tra tại Nhật. Thực tế hiện nay các lô hàng đã qua kiểm tra của Nafiqaved vẫn phải bị lấy mẫu và kiểm tra tại Nhật và kết quả khác với kết quả do Nafiqaved kiểm.

Vì lẽ đó mà tập thể các DN xuất khẩu tôm VN vừa có công văn gởi bộ trưởng Bộ Thủy sản đề nghị không thực hiện việc kiểm tra 100% lô tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật. Theo ông Hải, việc kiểm tra thành phẩm sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề, chỉ làm tăng thêm gánh nặng chi phí cho DN vì phải chịu 2 lần phí kiểm tra. Không những làm giảm sức cạnh tranh của hàng thủy sản mà còn đi ngược chủ trương của bộ thủy sản là thay kiểm tra thành phẩm bằng việc tăng cường kiểm soát trong toàn bộ hệ thống các khâu của quá trình sản xuất”.

(Theo Người Lao động)

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,