221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
905824
Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
Thiếu điện chỉ còn biết cắt điện
,

(VietNamNet) - Thiếu nguồn dự phòng, các quan chức ngành điện cũng như Bộ Công nghiệp chỉ còn biết đưa ra giải pháp kêu gọi tiết kiệm điện và cắt điện.

Hệ thống điện thiếu nguồn bổ sung

Soạn: HA 1050551 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Uớc tính nếu cắt điện thiệt hại sẽ vào khoảng 0,5USD trên 1 kWh. (Ảnh minh họa)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tiêu thụ điện trong hơn một tháng đầu năm 2007 đã tăng tới 17% và có thể sẽ vượt ngưỡng 20% trong thời gian tới. Trong khi đó, dự báo phụ tải (nhu cầu sử dụng điện) cho cả năm 2007 chỉ tăng 15%. Nhu cầu đã tăng quá nhanh so với dự báo.

EVN đã lên kế hoạch cân đối điện cho mùa khô 2007 (từ 1/1 đến 31/5/2007) là 27 tỷ KWh, nhưng với mức phụ tải tăng nhanh như hiện nay thì mức sử dụng thực tế sẽ lên tới gần 28 tỷ KWh, vượt gần 1 tỷ KWh so với tính toán và hệ thống điện đang bị đặt vào tình trạng căng thẳng.

Ngoài nguyên nhân nhu cầu sử dụng điện tăng vượt dự tính  thì còn một lý do quan trọng gây ra sự căng thẳng này là hệ thống điện thiếu công suất dự phòng. EVN cũng thừa nhận hệ thống điện đang hoạt động thiếu an toàn do công suất dự phòng rất thấp.

Để tránh thiếu điện trong mùa khô 2007, EVN cũng đã cân đối một lượng công suất dự phòng khoảng 1.000MW để bổ sung như nhiệt điện Uông Bí mở rộng, tổ máy 1 Thuỷ điện Quảng Trị, nâng công suất mua điện Trung Quốc...

Nhưng cho đến nay các dự án nguồn dự phòng vẫn đi vào hoạt động chậm hơn so với kế hoạch. Nhà máy điện Cao Ngạn 2 tháng nữa mới sửa xong, nhiệt điện Uông Bí chậm 2 năm rồi, đáng ra tháng 4 năm nay hoàn thành nhưng giờ vẫn chưa, dự án điện Tuyên Quang cũng chậm... Và như đã nêu,  gần 1 tỷ KWh điện bị thiếu trong mùa khô này chưa nhìn thấy nguồn nào để cân đối.

Do thiếu nguồn nên các quan chức ngành điện cũng như Bộ Công nghiệp chỉ còn biết đưa ra giải pháp là kêu gọi tiết kiệm điện và cắt điện luân phiên.

Việc cắt điện đã xảy ra và đang gây ra không ít những xáo trộn trong cuộc sống, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho một số địa phương. 

Báo Tiền Phong mới đây đã phản ánh về tình trạng cắt điện tại Đắk Lắk. Theo đó nhu cầu điện của Đắk Lắk là 1,8 triệu KWh/ngày, nhưng chỉ tiêu điện được bán ra mỗi ngày của Điện lực Đắk Lắk chỉ có 1,1 triệu KWh. Trong tháng 1/2007, Giám đốc Điện lực Đắk Lắk đã bị “nghiêm khắc phê bình” vì bán vượt chỉ tiêu 5 triệu KWh điện.

Trong tháng 2, dù đã thực hiện lịch cắt điện gắt gao xong Điện lực Đắk Lắk lại tiếp tục bán vượt chỉ tiêu khoảng 2,5 triệu KWh điện. Ngoài việc bị các hình thức kỷ luật từ “trên đưa xuống”, lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Điện lực Đắk Lắk còn bị trừ lương nếu bán vượt chỉ tiêu điện do Công ty Điện lực III quy định. 

Người dân Đắk Lắk đang phải chịu cảnh cứ cách 2 ngày lại bị cúp điện một ngày. Điện bị cúp suốt từ 4h sáng đến 22h đêm. Tại các công sở, nhiều cán bộ công chức chỉ còn cách ngồi tán gẫu cho hết giờ.

Việc học hành của học sinh sinh viên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu ánh sáng, việc kết nối internet để truy cập thông tin vào những ngày mất điện cũng không thể thực hiện được.

Nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các con đường nội thành thành phố Buôn Ma Thuột do thiếu điện chiếu sáng. Nhiều đơn vị sản xuất buộc phải cho công nhân nghỉ việc và đóng cửa trong các ngày mất điện.

Điện lực ở một vài địa phương khác còn dự định sẽ mời công an cùng đi cắt điện. Tức là nếu cơ sở nào không thực hiện, hoặc không hợp tác với điện lực để tiết kiệm điện thì sẽ mời công an đi cùng để cắt điện! Nhiều ý kiến cho rằng thiếu điện ngành điện giờ chỉ còn biết cắt.

Sẽ còn cắt điện dài dài?

Theo Bà Trần Minh Nga - Chủ tịch BP Việt Nam, dự kiến cuối tháng 6/2006 đường ống khí Nam Côn Sơn sẽ ngừng tối thiểu là 14 ngày để lắp đặt thiết bị dàn nén nhằm nâng công suất khai thác từ 13,2 triệu m3 khí/ngày hiện nay lên 15 triệu m3 khí/ngày ngay sau thời điểm đó và 20 triệu m3/ngày vào thời gian tới.vKhi đã thực hiện lắp đặt thiết bị thì việc khai thác khí tại  lô 06.1 sẽ phải ngừng lại.

Theo BP, với lượng khí khai thác từ lô 06.1 khoảng 13.2 triệu mét khối khí/ngày, ước tính của các chuyên gia, sản lượng điện tạo ra từ lượng khí lô 06.1 sẽ khoảng 71 triệu kwh/ngày, chiếm trên 30% công suất điện toàn hệ thống. 

Dự án này có vốn đầu tư 100 triệu USD và kế hoạch ngừng để lắp đặt thiết bị đã thông báo cho tất các bên liên quan như Petro Việt Nam, EVN... từ tháng 6/2006.  Việc triển khai nếu phải lùi lại thì chi phí sẽ tăng và rủi ro cao, bởi vì thời gian thực hiện tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 6 do đây là mùa khô, thời tiết trên biển tương đối tốt. Nếu để sang tháng 7,8 là bắt đầu mùa mưa bão sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Khi hệ thống khí Nam Côn Sơn ngừng để tiến hành lắp đặt thiết bị, chắc chắn hệ thống điện sẽ thiếu công suất nguồn khá lớn, không biết EVN sẽ tìm nguồn bổ sung ở đâu để bù đắp? Liệu hiện tượng cắt điện trên diện rộng và trong thời gian dài có xảy ra?

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải khi trả lời báo chí đã cho biết, ước tính nếu cắt điện thiệt hại sẽ vào khoảng 0,5 USD/1kWh.

  • Trần Thuỷ

Ý kiến bạn đọc:

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,