221
5102
Kinh doanh
kinhdoanh
/kinhte/kinhdoanh/
930074
DN độc quyền sẽ chi phối được giá xăng?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
DN độc quyền sẽ chi phối được giá xăng?
,

Trao đổi với phóng viên TS Ngô Trí Long cho rằng phải tạo một cơ chế cạnh tranh thực sự để giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Còn như hiện nay, khi thị trường nửa vời thì sẽ bị DN còn độc quyền thao túng.

>>Hôm nay 7/5, xăng tăng giá 800 đồng/lít

>>Các DN đã thỏa thuận với nhau tăng giá xăng

- Thưa ông, với cơ chế nhà nước trao quyền tự quyết cho DN và diễn biến việc tăng giá xăng mới đây, có ý kiến cho rằng vẫn có sự độc quyền thao túng thị trường xăng dầu?

s
"Giá xăng sẽ do DN độc quyền chi phối". Ảnh: LAD

- Tôi cho rằng điều đó đang xảy ra đối với thị trường xăng dầu. Bởi đối với mặt hàng chiến lược như xăng dầu khi Nhà nước bỏ cơ chế định giá, mà trao quyền cho DN thì phải tạo ra một thị trường cạnh tranh thực sự hoàn hảo.

Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường xăng dầu hiện nay, mặc dù có nhiều đầu mối kinh doanh, nhưng TCty Xăng dầu VN (Petrolimex) vẫn chiếm thị phần áp đảo tới 60% (trong khi theo Luật Cạnh tranh thì chiếm trên 30% đã là DN độc quyền chi phối thị trường rồi). Như vậy, bản chất thị trường vẫn do Petrolimex độc quyền.

Trong nền kinh tế thị trường, đối với loại sản phẩm có tính chiến lược, đồng thời chiếm một thị phần rất lớn mà Nhà nước "thả" cho tự định giá, thì DN sẽ quyết định toàn bộ thị trường. Tuy nhiên, NĐ 55 của Chính phủ chưa mở hẳn, thực tế là một sự "nửa vời" khi cho DN định giá, nhưng lại phải xin phép liên bộ Tài chính- Thương mại. Liên bộ đồng ý mới được phép tăng, trường hợp DN tăng không hợp lý thì liên bộ sẽ không đồng ý. 

- Nhưng thị trường đã có nhiều DN tham gia, thì các DN đều có thể cạnh tranh về giá để phân chia lại thị phần?

- Đúng là có thể làm như thế, nhưng với điều kiện thị trường phải có sự cạnh tranh, nghĩa là không có DN chi phối với thị phần lớn. Bây giờ thử hỏi Petrolimex tăng giá xăng 800đ/lít, thì các DN khác có tăng giá theo không. Đương nhiên là tăng vì DN bản chất kinh doanh vì lợi nhuận, mà lợi nhuận thu từ giá. Bây giờ có điều kiện ăn theo giá, chẳng DN nào dại gì lại không tăng theo giá thị trường, mà chấp nhận bị giảm lợi nhuận. Về bản chất là các DN vẫn nhòm ngó nhau để "nước lên" thì "thuyền lên".

- Nhưng kể cả tăng giá 800đ/lít thì DN vẫn kêu lỗ, nếu thả giá cho thị trường điều tiết thì người tiêu dùng sẽ còn phải trả cao hơn giá hiện nay?

- Lúc đầu, DN đề nghị tăng 1.000đ/lít, nhưng Bộ Tài chính không đồng ý, nên cuối cùng chỉ tăng 800đ/lít thôi. Tờ trình của các DN dự kiến thời điểm tăng là ngày 12.5, nhưng vì giá thế giới tăng giá, nên các DN ép liên bộ cho tăng từ ngày 8.5, nhưng lại tăng ngày 7.5. Như thế đủ thấy là việc tăng giá là không thể đặng đừng.

Nhưng vấn đề là nếu thị trường có sự cạnh tranh thì giá sẽ được định ra ở một mức hợp lý. Giải pháp duy nhất là Nhà nước mở cửa thị trường cho các DN thuộc mọi thành phần tham gia, thậm chí khuyến khích cho cả DN nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh thì tự khắc giá sẽ hạ. Nhưng đi cùng với nó là phải có cơ chế kiểm soát chi phí.

- Theo ông, trong trường hợp giá xăng tăng như trên, chỉ số giá tiêu dùng năm nay sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

- Xăng dầu tăng giá thì thường đi cùng với việc tăng giá của một loạt mặt hàng khác, kể cả có liên quan trực tiếp hay gián tiếp chịu tác động từ giá xăng như giá vận tải, giá hàng hoá tiêu dùng, thậm chí nhiều mặt hàng khác cũng đều "ăn theo" giá xăng. Vì vậy, tăng giá xăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến mặt bằng giá nói chung. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá sẽ vẫn được dự báo thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, ở mức từ 7-7,5% trong cả năm

(Theo Lao động)

Ý kiến của bạn?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,